Khóa Học Tester Cho Người Mới Bắt Đầu ? Chưa Biết Gì Liệu Tham Gia Được Không ?

Khóa học tester cho người mới bắt đầu
Rate this post

Hiện nay, Tester là một trong những ngành hấp dẫn và có mức thu nhập cao. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ muốn tham gia khóa học tester dành cho người mới bắt đầu, chưa biết gì để trở thành Tester. Vậy có nên tham gia khóa học tester dành cho người mới bắt đầu không ? Khóa học này phù hợp với ai ?

Hãy cùng Techacademy tìm hiểu về khóa học này nhé !

I. Ai Nên Tham Gia Khóa Học Tester Dành Cho Người Mới Bắt Đầu ?

Có khá nhiều bạn muốn làm tester tuy nhiên phân vân: Liệu mình không học kế toán có thể trở thành tester được không ? chưa biết gì về công nghệ thông tin có làm được tester không ? …. Vậy khóa học tester này dành cho những đối tượng nào:

+ Khóa học này phù hợp với các bạn yêu thích công nghệ thông tin nhưng không muốn chuyên sâu vào lập trình.

+ Sinh viên CNTT hoặc trái ngành: Sư phạm, kinh doanh, ngân hàng, kế toán …. có mong muốn trở thành tester chuyên nghiệp.

+ Tester mới chưa có kinh nghiệm nhưng có đam mê nâng cao chất lượng phần mềm.

+ Người đi làm ở các lĩnh vực khác muốn tìm một công việc mới để phát triển bản thân.

Ai Nên Tham Gia Khóa Học Tester Dành Cho Người Mới Bắt Đầu ?
Ai Nên Tham Gia Khóa Học Tester Dành Cho Người Mới Bắt Đầu ?

Tham Khảo: Các Mô Hình Phát Triển Phần Mềm

II. Tester Học Chuyên Ngành Gì

Nhiều bạn trẻ muốn trở thành 1 tester chuyên nghiệp và đặt ra câu hỏi tester học ngành gì. Thế nhưng đa số các trường không có chuyên ngành tester. Đa số các trường Đại học hiện nay giảng dạy chuyên ngành Công nghệ thông tin có đào tạo môn kiểm thử phần mềm, tuy nhiên sinh viên chỉ được học với một thời gian ngắn, khoảng 4 tín chỉ.

Thời lượng học như vậy thật sự là quá ít ỏi để tạo nên 1 chuyên gia Tester chuyên nghiệp. Do vậy mà nguồn nhân lực trong nghề Tester vẫn luôn ở trong tình trạng khan hiếm.

Đối với nghề lập trình thì sự nhạy bén của tuổi trẻ có lẽ được xem là quan trọng nhất, nhưng đối với Tester thì kinh nghiệm tích lũy nhiều năm mới là chìa khóa vàng.

Nếu đối với nghề lập trình viên, trung bình 40 tuổi bạn đã bị coi là “già” khi chỉ ngồi để code, còn về nghề kiểm thử phần mềm thì dù bạn có 60 tuổi thì vẫn có thể làm bất kỳ mọi việc, bởi đây là công việc không đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, nó cần bạn tỉ mỉ và cẩn thận.

Kiểm thử phần mềm là một lĩnh vực liên tục đổi thay và phát triển, chính vì vậy bạn cũng sẽ cần phải phát triển cùng với nó để có thể tồn tại. Những phương pháp mới trong ngành kiểm thử liên tục ra đời để bắt kịp các xu hướng phát triển, những cách tân của sản phẩm và những công nghệ nền tảng mới .

Thời gian để đào tạo thành thạo một nhân viên kiểm thử phần mềm ngắn hơn rất nhiều so với thời gian để đào tạo 1 lập trình viên. Bạn chỉ cần tham gia một khóa học về kiểm thử phần mềm với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên và sự kiên trì, chịu khó học hỏi của bản thân, bạn sẽ nhanh chóng trở thành một chuyên viên tester.

Mặc dù công việc kiểm thử phần mềm không cầu kỳ, bắt bạn phải tìm tòi như công việc lập trình, những sự cố gắng, cầu tiến không bao giờ là thừa cả. Nhất là thực tế ở Việt Nam hiện nay, nhân sự giỏi về công nghệ thông tin rất nhiều nhưng chuyên gia về kiểm thử phần mềm vẫn chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn nỗ lực trở thành người dẫn đầu.

Tester Học Chuyên Ngành Gì
Tester Học Chuyên Ngành Gì

III. Học Tester Cần Những Gì

Nền tảng về máy tính: Ít nhất phải dùng máy tính, biết dùng excel, sử dụng internet

Kiến thức Test căn bản

Ngoại ngữ: Tiếng anh, tiếng nhật…

Kiến thức chung

  • Kiến thức căn bản về máy tính, biết sử dụng Excel căn bản, dùng internet
  • Automation test cần nắm vững căn bản SQL, HTML,CSS… bạn cần phải hiểu được nó để có thể viết code, chỉnh sửa code để chạy các tool tự động
  • Kiến thức tổng quan về kiểm thử, bao gồm những khái niệm cơ bản, những thuật ngữ thường dùng, quy trình kiểm thử phần mềm, quy trình sản xuất phần mềm. Bạn có thể học và thi ISTQB hoặc tham khảo các mục dưới đây:
  • Tìm hiểu phần Testing là gì ? Các định nghĩa, khái niệm căn bản về kiểm thử phần mềm
  • Vòng đời của kiểm thử và thứ tự công việc kiểm thử
  • Tại sao testing quan trọng và cần thiết? Nếu không có Tester sản phẩm sẽ như thế nào
  • Các mức độ trong kiểm thử, đi từ nhỏ tới mức cao nhất
  • Các loại testing như Functional testing, ….
  • Vòng đời phát triển, vị trí testing trong các giai đoạn phát triển phần mềm
  • Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa 1 số khái niệm

Phần kiến thức riêng

+ Manual test

Dưới đây là danh sách các kiến thức bạn nên tì hiểu sâu thêm làm test hướng manual test

  • Quy trình sản xuất phần mềm và quy trình kiểm thử phần mềm
  • Các thuật ngữ chuyên ngành IT, Các mô hình sản xuất và phương thức kiểm thử phần mềm phổ biến hiện nay
  • Các giai đoạn kiểm thử và thuật ngữ chuyên dùng trong kiểm thử
  • Phân tích yêu cầu , cách viết Q&A và cách viết test case bằng tiếng việt và tiếng anh cho website và mobile
  • Cách cài đặt và test ứng dụng mobile, cách giả lập thiết bị điện thoại trên máy tính (IOS, Android)
  • Biết cách cài đặt các tool để test và log bug
  • Sử dụng câu lệnh SQL, database, Server
  • Khái niệm cơ bản về API và thực hiện Test API

+ Automation Test

  • Học thêm về lập trình: Java, C# là 2 ngôn ngữ căn bản cho những người làm Automation hay sử dụng, ngoài ra có các ngôn ngữ khác dùng hỗ trợ như python..
  • Học về Automation phổ biến như : Selenium, Appium, Ranorex, TestComplete
  • Các tool khác như: Jmeter, Postman
 Học Tester Cần Những Gì
Học Tester Cần Những Gì

IV. Nên Tham Gia Khóa Học Tester Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Ở Đâu

Hiện nay, có khá nhiều trung tâm đào tạo Tester trên toàn quốc. Tuy nhiên, không phải chất lượng đào tạo của trung tâm nào cũng giống nhau.Bạn nên chọn các trung tâm uy tín như: Trung tâm đào tạo Tester Techacademy, trung tâm đào tạo tester trường ĐH Công Nghệ – ĐH Quốc Gia…

Tại Hà Nội, Tp.HCM nếu chưa biết khóa học tester cho người mới bắt đầu nào uy tín thì bạn nên tới ngay Techacademy. Lý do bạn nên chọn học khóa Tester cho người mới bắt đầu tại trung tâm:

1. Địa điểm

Hiện nay, Techacademy có nhiều địa điểm giảng dạy trên khắp toàn quốc. Chính vì thế, học viên tham gia học tại Techacademy sẽ khá dễ dàng tìm được địa điểm để thuận tiện di chuyển.

2. Số lượng học viên

Tất nhiên trong một lớp học nếu quá đông học viên thì giảng viên sẽ không theo dõi kịp hết tất cả các bạn trong lớp. Vì vậy đến với Techacademy các bạn được học trong môi trường thoải mái, một lớp chỉ khoảng 8 đến 12 bạn như vậy giảng viên có thể trực tiếp theo dõi kĩ hơn, nắm được lực học của từng bạn để có cách dạy phù hợp.

3. Chất lượng và đội ngũ giảng viên

Chất lượng và đội ngũ giảng viên là điều kiện tiên quyết vì nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của giảng viên cũng như uy tín của trung tâm. Đội ngũ giảng viên tại Techacademy đều là các manager  có trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo về kiểm thử phần mềm.

4. Đội ngũ trợ giảng

Mặc dù đảm nhiệm chính trong việc truyền đạt kiến thức là người bạn xứ nhưng nhiệm vụ hỗ trợ của trợ giảng của người Việt trong quá trìnhhọc cũng không hề nhỏ bé.

Ví dụ có một số thắc mắc tại lớp hoặc có những phần bài tập quá khó bạn có thể nhờ trợ giảng hỗ trợ cho bạn….Tất cả các bạn trợ giảng người Việt đều thân thiện, nhiệt tình, dễ thương vì đã được rèn luyện qua các khóa học nghiệp vụ. Nên các bạn đừng lo lắng khi lần đầu tiếp xúc và học trong môi trường với người bản xứ nhé.

Tham Khảo: Các Phương Pháp Kiểm Thử Phần Mềm

5. Giáo trình và các phương pháp giảng dạy

Giáo trình chuyên môn của Techacademy lựa chọn và cập nhật tình hình phù hợp với các công ty tuyển dụng tester. Nội dung khóa học kiểm thử phần mềm theo quy chuẩn quốc tế., đảm bảo được hệ thống kiến thức cho các bạn ở tất cả các trình độ từ căn bản cho đến nâng cao để ngay khi học xong có thể đi làm ngay …..

Kết hợp với giáo trình là phương pháp giảng dạy riêng biệt của mỗi giáo viên, mỗi người đều có một cách truyền đạt riêng trên nền kiến thức chung và đặc biệt họ hiểu học viên mình cần gì từ đó nắm bắt được nội dung khóa học tester.

Mô hình đào tạo dự án thật của doanh nghiệp, update thông tin nhanh chóng vào việc viết test case chất lượng và phát hiện những lỗi tiềm năng.

6. Được rèn luyện nhiều kỹ năng

Techacademy luôn luôn coi trong việc thực hành xen lẫn lý thuyết để từ đó giúp các bạn học viên năm lộ trình kiến thức bài bản và chắc chắn nhất.

Vì vậy đến với Techacademy các bạn sẽ không cần lo ngại mình phải học những gì??? Mình nên bắt đầu từ đâu??? Học với phương pháp như thế nào???.Techacademy sẽ mang đến cho bạn chương trình học bổ ích giúp bạn có thế rèn luyện và đạt được tất cả kĩ năng.

7. Tham gia phỏng vấn thử

Tổ chức phỏng vấn thử, kiểm tra bài tập hàng ngày…Tới Techacademy học viên sẽ liên tục được cập nhật kiến thức. Trung tâm sẽ tổ chức các sự kiện giao lưu giữa giảng viên và tất cả học viên tại trung tâm. Đó là môi trường tốt để các bạn có thể giao lưu, học hỏi và rèn luyện kĩ năng học kiểm thử phần mềm của mình.

Nên Tham Gia Khóa Học Tester Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Ở Đâu
Nên Tham Gia Khóa Học Tester Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Ở Đâu

V. Khóa Học Tester Online Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Ở Đâu Tốt Nhất

Khóa học tester online dành cho người mới bắt đầu ở đâu là tốt nhất? Câu hỏi của bạn sẽ được trả lời qua bài viết này, bạn sẽ trở thành 1 Tester thực thụ khi tham gia khóa học tại Techacademy.

Có thể bạn nghe nói về nghề kiểm thử phần mềm ở đâu đó, trên báo, internet hay bạn bè của bạn. Và bạn cũng đang băn khoăn không biết đó là nghề như thế nào, vì sao chúng ta nên học nó và lựa chọn học Tester ở đâu để có được việc làm sau lúc hoàn thành khóa học. Chúng ta hãy cùng đi trả lời những câu hỏi đó nhé!

Nghề Kiểm thử phần mềm (Tester) trong những năm qua đã có những chuyển biến vô cùng tích cực tại Việt Nam. Người ta thường nói đến Tester là những kẻ “vạch lá tìm sâu” bởi công việc luôn tìm kiếm những hạt sạn của hệ thống phần mềm, những khuyến khuyết hay lỗi nhỏ đều được họ sàng lọc một cách cẩn thận nhất nhằm đảm bảo hoạt động tối ưu của sản phẩm khi đến tay người sử dụng phải là nhanh nhất, ổn định nhất và tốt nhất.

Kiểm thử phần mềm – nghề khá thú vị

Trong thế giới phần mềm không có phần mềm nào là không có lỗi, cho dù đó là lỗi lớn hay lỗi nhỏ, nó có gây thiệt hại hay ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Từ những phần mềm có phí của các công ty hàng đầu thế giới như Oracle, Microsoft, IBM,… cho đến phần mềm miễn phí, mã nguồn mở như Joomla, FireFox, Google,…

Do vậy kiểm thử phần mềm ra đời nhằm kiểm tra những lỗi tiềm ẩn trong phần mềm đó. Từ những lỗi nhỏ nhặt như sai font chữ, giao diện cho tới những lỗi lớn trong quá trình sử dụng thực tế cần được phát hiện và khắc phục một cách nhanh chóng. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng phản ánh về sản phẩm sẽ xảy ra liên tục gây ra những thiệt hại lớn về chi phí, nhân sự khi dự án đã triển khai.

Tương lai…

Tham gia vào công việc kiểm thử chính là các Tester – kiểm thử phần mềm, vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án. Chính vì vậy tương lai của người kiểm thử cũng trở nên rộng mở hơn với hàng loạt cơ hội nghề nghiệp. Trong 1-2 năm gần đây, vị trí Tester xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang thông tin tuyển dụng với mức lương cao và ưu đãi hấp dẫn. Học Tester ở đâu đang làm câu hỏi mà các bạn theo nghề Tester đang quan tâm lúc này.

Bạn muốn làm việc tại các doanh nghiệp lớn như Fsoft, CMC, Samsung, hay Tinh Vân…với mức lương cao? Bạn muốn thử sức trong vai trò chuyên viên kiểm thử phần mềm tại những công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam? Vậy học Tester ở đâu để giúp bạn thực hiện được mục tiêu đó.

Tham gia khóa học Tester tại Techacademy – dạy kinh nghiệm lập trình, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ, có hệ thống về kiểm thử phần mềm. Học viên được học những kỹ thuật và tư duy kiểm thử phần mềm, cách nâng cao tính hiệu quả của phần mềm thông qua việc áp dụng các kiến thức, quy trình, công nghệ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Thành công nào mà không qua chông gai. Không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng. Nhưng nếu bạn có đam mê và nỗ lực thì thành công sẽ đến với bạn.

Khóa Học Tester Online Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Ở Đâu Tốt Nhất
Khóa Học Tester Online Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Ở Đâu Tốt Nhất

VI. Người Mới Bắt Đầu Học Tester Có Khó Không

Học Tester có khó không là phân vân của không ít bạn khi muốn theo đuổi ngành này với hi vọng về một mức lương cao hơn so với mặt bằng chung các ngành khác mà không cần kiến thức quá chuyên sâu về lập trình. Vậy học Tester có thực sự dễ hoặc khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ hay không?

Học tester rất dễ theo đuổi nghề

Nếu bạn có trình độ ngoại ngữ thành thạo, kỹ năng đọc hiểu có thể hiểu được yêu cầu và test case thì bạn sẽ có thể trở thành một chuyên viên kiểm thử phần mềm.

Công việc của bạn thường là đọc test case và thực hiện theo các yêu cầu trong đó, công việc của bạn có vẻ sẽ không mấy thú vị, thích thú. Làm kiểm thử phần mềm, nhiều khi 1 cái app cứ phải test đi test lại, công việc nhàm chán, nhưng bạn tìm được sự sáng tạo trong công việc nó sẽ trở nên thú vị trong việc tìm những bug.

Làm tester nói khó không hề khó nhưng dễ thì nó cũng không dễ

khi bạn đi làm, nhiều khi bạn cảm thấy công việc quá khó khăn, học không hiểu dev nói gì , hay những nội dung về code mà các dev nói họ không thể nào hiểu được. Với những trường hợp này thì công việc tester không hề dễ chút nào.

Vậy nghề tester khó hay dễ

Có thể nói làm nghề tester dễ là bởi vì bạn muốn test thì test, dù là test kĩ hay không, test nhiều hay ít thì bạn đều có thể thể làm được hết. Nếu đối với một người làm Dev, họ phải làm cho đến lúc hoàn thành và ra mắt sản phẩm, chứ không thể nói là họ đã code xong trong khi chưa cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh nào. Thì với mội Tester, bạn có thể nói bạn đã test xong.

Làm tester thường rất dễ do vậy việc học kiểm thử phần mềm cũng không khó đối với những bạn mới bắt đầu hay đối với những bạn học công nghệ thông tin. Làm kiểm thử phần mềm bạn cần có tính cẩn thận, kiên trì test tìm ra các lỗi, các sai sót dù nhỏ nhất.

Nói chung là, làm tester có khó không? việc dễ hay khó nó còn tuỳ thuộc vào thể loại sản phẩm, vào dự án, và kiến thức của người đang làm công việc test đó. Công việc tester thể dễ với người này, nhưng lại khó với người kia. Có thể nhàm chán với người này nhưng lại thú vị với người khác.

Người Mới Bắt Đầu Học Tester Có Khó Không
Người Mới Bắt Đầu Học Tester Có Khó Không

VII. Người Mới Bắt Đầu Học Tester Mất Bao Lâu

Kiến thức căn bản: Giai đoạn này sẽ mất 3-6 tháng hoặc hơn thế nữa tùy vào khả năng tiếp thu kiến thức của bạn. Bạn sẽ được học kiến thức căn bản về máy tính, về tin học văn phòng, cài đặt phần mềm, sử dụng internet. Sau đó là kiến thức về lập trình: SQL, HTML, CSS và kiến thức tổng quan về test bao gồm việc hiểu định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ, quy trình phần mềm, quy trình test…

Phần kiến thức riêng: Giai đoạn này sẽ ngắn hơn mất khoảng 2-3 tháng.

– Manual Test:

Đây là danh sách các kiến thức bạn nên tìm hiểu sâu thêm nếu sẽ làm test theo hướng manual.

  • Create a Test Plan: Các thành phần cần có trong một test plan cơ bản, cách viết test plan.
  • Design Test case: Cách tạo và viết một testcase thông dụng.
  • Test Design Techniques: Các kỹ thuật thiết kế testcase, giúp cho testcase hiệu quả và tối ưu hơn.
  • Test reporting, Daily status reports – cách viết report để báo cáo kết quả test của mình.
  • Defect management: Finding defects, Logging defects, Tracking and managing defects – Học cách report & quản lý một bug cũng như sử dụng tools tracking thông dụng như Jira, Mantis, Bugzilla, Application Lifecycle Management (ALM).
  • Mobile application testing (iOS, Android, Windows Phone): Cách cài đặt và test ứng dụng mobile, cách giả lập thiết bị điện thoại trên máy tính.
  • Windows, Website testing & Tools support: Cách test một ứng dụng desktop, 1 trang web và giả lập những trình duyệt khác nhau trên máy tính.
  • Risk based testing process and implementation: Đánh giá rủi ro trong kiểm thử, đây là phần nâng cao nhưng cũng nên tìm hiểu qua.
  • Coding: SQL, HTML, CSS.

– Automation Test:

  • Học thêm về lập trình: Java, C# (.Net) là hai ngôn ngữ căn bản mà những người làm automation hay sử dụng, ngoài ra có các ngôn ngữ khác dùng để hỗ trợ như AutoIT, Python.
  • Học về các Automation Tool/Framework phổ biến như: Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete.
  • Các Tools khác như: Jmeter, SoapUI.
Người Mới Bắt Đầu Học Tester Mất Bao Lâu
Người Mới Bắt Đầu Học Tester Mất Bao Lâu

VIII. Tài Liệu Học Tester Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

Với bộ tài liệu học Tester cơ bản đến nâng cao Tiếng Việt mà Techacademy chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều, bộ tài liệu được tổng hợp và update thường xuyên.

Khi mới bắt đầu tiếp cận đến với nghề tester có lẽ rất nhiều bạn đã tự học tester bằng cách tìm tài liệu học tester trên internet thông qua google hay là kiếm tìm trên bất kỳ website nào đó.

Tuy nhiên những thông tin mà bạn tìm kiếm đó có thể nó chỉ là nằm ở mức tổng quan và cho bạn 1 cái nhìn hơi khái quát về nghề này. Như vậy nó thể bạn sẽ không thể đưa ra được một cách đặc tả được các chi tiết hoàn toàn đầy đủ về cái mà bạn cần học.

Nên Techacademy đã soạn cho các bạn những tài liệu tự học tester cơ bản đến nâng cao Tiếng Việt với những kiến thức bạn cần nắm chắc để bạn có thể bắt đầu học tester dễ dàng hơn.

Bộ tài liệu học Tester 01 bao gồm:

– Sách nhập môn về tester cơ bản giúp cho các bạn mới bắt đầu cũng có thể học.

– Hệ thống bài giảng, giáo trình tiếng Việt giúp các bạn dễ đọc. (Cô Nguyễn Thị Minh Tuyền – Đại học khoa học tự nhiên TPHCM)

– Tài liệu tiếng anh sẽ giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao trình độ.

Bộ tài liệu học Tester 02 bao gồm:

– Tài liệu tự học cho Tester.

– Hướng dẫn thiết kế Test Case trong kiểm thử phần mềm.

– Bộ tài liệu Software Testing của thầy Nguyễn Trung Hiếu.

– Tài liệu Foundations of Software Testing (Tiếng Anh) – Rất phù hợp cho người mới bắt đầu.

Tài Liệu Học Tester Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu
Tài Liệu Học Tester Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

0 / 5 - (0 Đánh Giá)

Bình Luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
.
.
.
.