Khóa Học Tester Ở Đà Nẵng Tốt Nhất, Uy Tín Nhất
Thời đại công nghệ thông tin lên ngôi, tester trở thành 1 nghề hot không thể thiếu tại các công ty phần mềm với những đợt tuyển dụng liên tục. Chính vì thế, các khóa học tester tại Đà Nẵng cũng được rất nhiều bạn tìm kiếm để bổ trợ những kiến thức và kỹ năng làm nghề. Vậy khóa học tester là gì? Bạn cần lưu ý gì lúc lựa chọn khóa học tester tại Đà Nẵng? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.
I. Nội Dung Khóa Học Tester Tại Đà Nẵng
Bài 1 (2.5h): Nội dung của bài học sẽ giới thiệu cho Học Viên các kiến thức về phần mềm, các loại phần mềm cũng như các quy trình làm phần mềm. Qua đó giúp học viên có cái nhìn tổng quan về những gì mình sẽ phải làm khi trở thành một Tester
- Khái niệm phần mềm, phân loại phần mềm ứng dụng (theo môi trường thực thi).
- Tìm hiểu quy trình thiết kế phần mềm ứng dụng.
- Tổng quan về Software Testing.
Bài 2 (2.5h): Tìm hiểu về Software Testing, các phương pháp Test đang được áp dụng trong các công ty phần mềm, ưu và nhược điểm của các phương pháp Test.
- Tìm hiểu về các kỹ thuật kiểm thử
- Phương pháp Black Box
- Phương pháp White Box
- Phương pháp Gray Box – Cách áp dụng phương pháp Gray box trong các công ty phần mềm của Nhật Bản
Bài 3 (2.5h): Bài học sẽ giới thiệu cho Học viên quy trình test, phân tích các kỹ năng của từng giai đoạn trong một quy trình qua đó giúp học viên xác định được những công việc mà mình phải làm khi tham gia vào dự án.
- Quy trình của Software Testing
- Kỹ năng phân tích Software Requirement Specification (SRS)
- Lập Test Plan cho dự án phần mềm, các yếu tố cần quan tâm trong một Test Plan.
- Khái niệm môi trường Test, thiết lập các môi trường Test.
Bài 4 (2.5h): Bài học này sẽ hướng dẫn các bạn học viên tìm hiểu về Test Case, các kỹ thuật thiết kế Test Case qua đó giúp học viên vận dụng các kỹ năng của mình tạo ra những Test Case chất lượng cho dự án phần mềm.
- Test Case là gì? Tại sao phải thiết kế Test Case.
- Kỹ thuật “Phân vùng tương đương” trong thiết kế Test Case.
- Kỹ thuật “Giá trị cận biên” trong thiết kế Test Case.
- Kỹ thuật “Bảng đồ thị Nguyên Nhân – Kết quả” trong thiết kế Test Case.
Bài 5 + 6 (5h): Bài học này sẽ cung cấp cho Học viên những kiến thức cơ sở về các ứng dụng Web cơ bản cũng nhưu các ứng dụng Web Responsive, các kinh nghiệm khi test ứng dụng web thương mại điện tử. Áp dụng thiết kế Test Case cho ứng dụng web bán hàng Maiden.vn.
- Lý thuyết về các ứng dụng Web.
- Kinh nghiệm test ứng dụng Web.
- Lý thuyết về các ứng dụng Web thương mại điện tử
- Kinh nghiệm test ứng dụng thương mại điện tử.
- Thực hành tạo Test Case cho ứng dụng web Maiden.vn
Bài 7 + 8 (5h): Sau khi hoàn thành việc tạo Test Case ở bài học trước, học viên sẽ tiến hành thiết lập môi trường Test, thực hiện Test theo Test Case, quản lý Bug trên Mantis.
-
- Thiết lập môi trường Test ứng dụng Web.
- Vòng đời của một Bug, cách thức quản lý Bug bằng công cụ Mantis.
- Thực hiện Test theo Test Case đã lập. Post Bug lên Mantis
- Kinh nghiệm quản lý Bug trong thực tế
Bài 9 (2.5): Hoàn thành quá trình test ứng dụng Web đã giúp học viên dần trở lên quen hơn với kỹ năng Test. Trong quá trình Test, việc kiểm tra độ chính xác cảu dữ liệu hiển thị từ CSDL là một nhu cầu thường xuyên. Bài học này sẽ trang bị cho học viên các kiến thức về truy vấn CSDL sử dụng cho nghiệp vụ Test.
- Giới thiệu về ngôn ngữ truy vấn T-SQL
- Các câu lệnh try vấn, truy vấn dữ liệu trên nhiều bảng trong T-SQL
- Cách sử dụng một số hàm của T-SQL phục vụ cho nghiệp vụ Test.
Bài 10 (2.5h): Kết thúc 8 bài học đầu tiên, học viên đã có các kỹ năng Test ứng dụng Web. Trong bài học này, học viên sẽ được tìm hiểu về các ứng dụng hướng dịch vụ Web (Web Service).
- Tìm hiểu về JSON, cấu trúc một gói tin JSON.
- Tìm hiểu về Web API, các phương thức gọi một Method trong Web API
- Tìm hiểu công cụ Fiddler
- Sử dụng công cụ Fiddler test ứng dụng dịch vụ Web (Web API).
Bài 11 (2.5h): Thực hành Test nghiệp vụ cho App Mobile Ví điện từ (eWallet).
Bài 12 (2.5h): Bài học này sẽ giúp học viên tìm hiểu về đặc trưng của các ứng dụng Mobile, lý thuyết test ứng dụng Mobile.
- Các đặc trưng của các ứng dụng Mobile.
- Những điểm cần chú ý khi test ứng dụng Mobile.
- Xây dựng Test Case cho ứng dụng eWallet.
- Công cụ Test Performance ứng dụng Mobile.
Bài 13 (2.5h): Thực hành Test ứng dụng eWallet trên Android.
Bài 14 (2.5h): Bài học này sẽ hướng dẫn học viên tìm hiểu về các đặc điểm của một ứng dụng Windows (Windows UI), các chú ý khi test ứng dụng Windows UI.
- Đặc điểm của các ứng dụng Windows UI
- Kỹ năng test ứng dụng Windows UI
Bài 15 (2.5h): Trang bị cho học viên những lý thuyết về ứng dụng đa nên tảng, kinh nghiệm Test ứng dụng đa nền tảng (Windows, Web, Mobile).
- Ứng dụng đa nền tảng là gì?
- Các nghiệp vụ Test trên ứng dụng đa nền tảng.
Bài 16 + 17 (5h): Thực hành Test toàn bộ hệ thống Maiden.vn
Bài 18 (3h): Tổng kết khóa học, ôn tập các câu hỏi sử dụng trong phỏng vấn xin việc.
Bài 19 (2 tháng): THỰC TẬP THỰC TẾ
II. Học Phí Khóa Học Tester Tại Đà Nẵng
Hiện nay, do nhu cầu của các bạn trẻ khá nhiều nên rất nhiều trung tâm đào tạo Tester ở Đà Nẵng đã được mở ra với nhiều mức chi phí khác nhau. Chính điều này đã khiến cho mọi người hoang mang không biết chi phí học Tester ở Đà Nẵng bao nhiêu tiền?
Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì chi phí học Tester ở Đà Nẵng hiện nay không cố định, tại một trung tâm lại có mức chi phí khác nhau. Cụ thể mức chi phí học hiện nay thường dao động từ hơn 3 triệu – 7 triệu đồng. Bên cạnh đó, có rất nhiều địa chỉ không uy tín mở ra các khóa học rẻ tiền để thu hút học viên nhưng khi học viên tham gia khóa học thì sẽ không được giảng dạy chu đáo. Bởi vậy, khi lựa chọn khóa học thì các bạn nên đến các địa chỉ uy tín để tránh mất tiền oan nhé.
III. Thời Gian Khóa Học Tester Tại Đà Nẵng
Kiến thức căn bản: Giai đoạn này sẽ mất 3-6 tháng hoặc hơn thế nữa tùy vào khả năng tiếp thu kiến thức của bạn. Bạn sẽ được học kiến thức căn bản về máy tính, về tin học văn phòng, cài đặt phần mềm, sử dụng internet. Sau đó là kiến thức về lập trình: SQL, HTML, CSS và kiến thức tổng quan về test bao gồm việc hiểu định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ, quy trình phần mềm, quy trình test…
Phần kiến thức riêng: Giai đoạn này sẽ ngắn hơn mất khoảng 2-3 tháng.
– Manual Test:
Đây là danh sách các kiến thức bạn nên tìm hiểu sâu thêm nếu sẽ làm test theo hướng manual.
- Create a Test Plan: Các thành phần cần có trong một test plan cơ bản, cách viết test plan.
- Design Test case: Cách tạo và viết một testcase thông dụng.
- Test Design Techniques: Các kỹ thuật thiết kế testcase, giúp cho testcase hiệu quả và tối ưu hơn.
- Test reporting, Daily status reports – cách viết report để báo cáo kết quả test của mình.
- Defect management: Finding defects, Logging defects, Tracking and managing defects – Học cách report & quản lý một bug cũng như sử dụng tools tracking thông dụng như Jira, Mantis, Bugzilla, Application Lifecycle Management (ALM).
- Mobile application testing (iOS, Android, Windows Phone): Cách cài đặt và test ứng dụng mobile, cách giả lập thiết bị điện thoại trên máy tính.
- Windows, Website testing & Tools support: Cách test một ứng dụng desktop, một trang web và giả lập các trình duyệt khác nhau trên máy tính.
- Risk based testing process and implementation: Đánh giá rủi ro trong kiểm thử, đây là phần nâng cao nhưng cũng nên tìm hiểu qua.
- Coding: SQL, HTML, CSS.
– Automation Test:
- Học thêm về lập trình: Java, C# (.Net) là hai ngôn ngữ căn bản mà những người làm automation hay sử dụng, ngoài ra có các ngôn ngữ khác dùng để hỗ trợ như AutoIT, Python.
- Học về các Automation Tool/Framework phổ biến như: Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete.
- Các Tools khác như: Jmeter, SoapUI.
IV. Đối Tượng Tham Gia Khóa Học Tester Tại Đà Nẵng
- Người đã tốt nghiệp THPT, mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành kiểm thử phần mềm.
- Sinh viên người đi làm ở các lĩnh vực khác mong muốn học tập, tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội việc làm về nghề kiểm thử phần mềm (Tester).
- Sinh viên ngành CNTT, Điện tử viễn thông, ATTT,… hoặc trái ngành như Tài chính kế toán, Ngân hàng,…muốn tìm hiểu và bổ sung kiến thức về chất lượng kiểm thử phần mềm và nghề Tester.
- Lập trình viên muốn tìm hiểu về kiểm thử để nâng cao chất lượng công việc.
- Các bạn muốn trở thành 1 Tester Chuyên nghiệp.
V. Tài Liệu Khóa Học Tester Tại Đà Nẵng
Tài liệu học tester tại Đã Nẵng phong phú, bao gồm tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao. Tham khảo bài viết sau của Techacademy để biết được những tài liệu “gối đầu giường” của tester và tùy theo khả năng, sở thích, nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn tài liệu phù hợp nhất.
+ Sách/tài liệu học tester tiếng Việt
Đối với những bạn hạn chế về đọc hiểu tiếng Anh thì việc chọn sách/tài liệu học tester tiếng Việt là hoàn toàn đúng đắn. Tài liệu học tester tiếng Việt giúp các bạn dễ dàng tiếp cận và áp dụng những kiến thức đó vào công việc sau này.
– Giáo trình Kỹ thuật kiểm thử phần mềm
Kỹ thuật kiểm thử phần mềm là giáo trình bổ ích đối với mỗi tester. Qua đó, tester sẽ hiểu rõ hơn về kỹ thuật kiểm thử phần mềm mà nổi bật là kiểm thử hộp trắng – White Box và kiểm thử hộp đen – Black Box.
Khi đã hiểu về kỹ thuật kiểm thử phần mềm, teter sẽ áp dụng vào công việc để phát hiện lỗi, lỗ hổng phần mềm một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Giáo trình Kỹ thuật kiểm thử phần mềm bao gồm những nội dung chính sau:
- Cơ sở kiểm thử phần mềm: Bài toán kiểm thử phần mềm, các mục tiêu kiểm định, quá trình kiểm định.
- Kỹ thuật kiểm thử: Kỹ thuật kiểm thử hộp trắng (White Box) và kỹ thuật kiểm thử hộp đen.
- Chương trình minh họa: Những chức năng chính và chạy chương trình minh họa.
– Bài giảng Nhập môn Software Tester
Nhập môn Software Tester của tác giả Trần Huy Hoàng là tài liệu phù hợp với những bạn bắt đầu học tester. Bài giảng gồm 2 chương, trong đó, chương 1 là tổng quan và chương 2 giới thiệu về công cụ kiểm thử tự động.
Nội dung chính trong chương 1 gồm:
- Tại sao kiểm thử quan trọng
- Kiểm thử phần mềm là gì
- Quy trình kiểm thử phần mềm
- Các nguyên lý tổng quát
- Vai trò và thái độ
Nội dung chính trong chương 2:
- Tổng quan Selenium
- Selenium IDE
- Selenium WebDriver
– Bài giảng Kiểm thử phần mềm
Bài giảng Kiểm thử phần mềm của tác giả Nguyễn Thị Minh Tuyền – Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Đây là tài liệu học tester tiếng Việt dễ hiểu và hữu ích đối với người bắt đầu tìm hiểu về kiểm thử phần mềm. Nội dung chính của bài giảng gồm:
- Kiểm thử trong xây dựng
- Kiểm thử bản release
- Kiểm thử người dùng
- Phát triển theo hướng kiểm thử
– Bài giảng Lý thuyết kiểm tra phần mềm
Lý thuyết kiểm tra phần mềm của tác giả Nguyễn Ngọc Tú – một trong những giảng viên giỏi thuộc Trường Đại học Hoa Sen. Với nội dung đa dạng, hấp dẫn và dễ hiểu, bài giảng “Lý thuyết kiểm tra phần mềm” được đông đảo sinh viên, học viên tham khảo.
– Tự học tester cơ bản
Tự học tester cơ bản là bộ tài liệu của Công ty TNHH Tester Việt. Đây là tài liệu bổ ích mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn trở thành tester chuyên nghiệp. Một số nội dung chính của tài liệu “Tự học tester cơ bản” gồm:
- Tổng quan về nghề tester
- Tiềm năng của nghề tester
- Công việc của tester
- Những tố chất của tester
- Các định nghĩa về test
- Một số công ty phần mềm lớn ở Việt Nam
- Quy trình test
- Phân biệt giữa QC và QA
- Quản lý chất lượng
+ Sách/tài liệu học tester tiếng Anh
Nếu bạn tự tin với khả năng đọc hiểu tiếng Anh của mình, bạn có thể lựa chọn sách/tài liệu học tester tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao. Ưu điểm của tài liệu học tester tiếng Anh là đa dạng, thông tin đầy đủ, rõ ràng và có nhiều ví dụ minh họa.
– Introduction to Software Testing
Introduction to Software Testing là tài liệu học tester tuyệt mà bạn nhất định không nên bỏ qua. Đây là cuốn sách nổi tiếng của giảng viên giỏi về Kỹ thuật phần mềm, thuộc Đại học George Mason – Paul Ammann & Jeff Offutt.
Introduction to Software Testing nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của người đọc. Nó cung cấp kiến thức sâu rộng về lĩnh vực Software Tester, các định nghĩa rõ ràng. Đặc biệt, xuyên suốt cuốn sách là hàng loạt ví dụ thực tế, rõ ràng và cực kỳ dễ hiểu.
– The Art of Software Testing (Nghệ thuật kiểm thử phần mềm)
Đây là cuốn sách nhận được nhiều đánh giá tích cực trong cộng đồng kiểm thử. Cho dù bạn là sinh viên, người đang tìm kiếm hướng đi khác cho sự nghiệp của mình, nhà quản lý hay giám sát nhóm phát triển phần mềm thì The Art of Software Testing thực sự là cuốn sách giá trị.
Hầu hết sách kiểm thử phần mềm đều hướng đến các kỹ thuật, phương pháp cụ thể. Thế nhưng, The Art of Software Testing lại cung cấp thông tin đầy đủ về các phương pháp kiểm thử phần mềm đã được kiểm chứng qua thời gian.
Sách còn giải thích ngắn gọn và dễ hiểu về các khái niệm, chủ đề trong kiểm thử phần mềm, thiết kế kịch bản và các loại kiểm thử. The Art of Software Testing 3rd Edition còn giải thích về thử nghiệm ứng dụng cho iPad, iPhone, Android và các thiết bị di động khác.
– Software Quality Engineering
Software Quality Engineering là cuốn sách nổi tiếng của tác giả Jeff Tian thuộc khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Đại học Southern Methodist. Cuốn sách này chủ yếu cung cấp kiến thức về tester, các tiêu chuẩn và phương pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm.
– Software Testing and Quality Assurance Theory and Practice
Software Testing and Quality Assurance Theory and Practice là tài liệu học tester chuyên sâu của tác giả Kshirasagar Naik (University of Waterloo) và Priyadarshi Tripathy (NEC Laboratories America, Inc.).
Đây là cuốn sách phù hợp với các bạn sinh viên và cả những chuyên gia kiểm thử phần mềm. Sách mang đến những ý tưởng cơ bản kiểm thử, kỹ thuật test và thực hành. Nội dung của sách Software Testing and Quality Assurance được trình bày rõ ràng, khoa học và mang tính toàn diện.
– Software Testing (PDF)
Nhắc đến tài liệu học tester chất lượng và dễ hiểu, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Software Testing của Ron Patton – Giám đốc kiểm tra phần mềm của Microsoft Hardware Group. Những kiến thức mà một người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm chia sẻ trong Software Testing thực sự quý giá.
Cho dù bạn là sinh viên, lập trình viên, quản lý dự án hay người đi làm nhưng muốn chuyển hướng sang tester, bạn vẫn có thể tham khảo Software Testing. Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hơn về các bước lập kế hoạch, quy trình, kỹ thuật tester cơ bản và nâng cao, báo cáo,…