Lộ trình học lập trình PHP

1419 lượt xem Lập Trình Web
Rate this post

Việc học ngôn ngữ lập trình cần phải có một lộ trình học cụ thể để học hiệu quả hơn cũng như tốn ít thời gian hơn. Bạn đang học lập trình PHP và cần có một lập trình học tập cụ  thể. Bài viết hôm nay chúng tôi xin giới thiệu lộ trình học lập trình PHP hiệu quả nhất

I. Lộ trình học lập trình PHP

Trước khi học lập trình PHP bạn cần các xác định lộ trình học lập trình PHP rõ ràng. Việc xác định lộ trình học rõ ràng, giúp bạn nhanh chóng thành thạo cũng như hiểu cặn kẽ kiến thức của khái quát của toàn bộ ngôn ngữ.
Dưới đây là lộ trình học lập trình ngôn ngữ PHP rõ ràng và căn bản nhất:

1, Học HTML/CSS

Bước đầu tiên trong lộ trình học lập trình PHP bạn cần học HTML và CSS. HTML và CSS là nền tảng của web. HTML – HyperText Markup Language – là ngôn ngữ được sử dụng để nói cho trình duyệt web của bạn biết đâu là các phần của một trang web. Vì vậy, bằng cách sử dụng HTML, bạn có thể xác định tiêu đề, đoạn văn bản, liên kết, hình ảnh, và nhiều hơn nữa, giúp trình duyệt của bạn biết cách làm thế nào để cấu trúc trang web mà bạn đang xem.
CSS – Cascading Style Sheets – là ngôn ngữ cung cấp hình thức và định dạng cho các trang web.

Nói cách khác, CSS là cái mà bạn sử dụng để làm cho các trang web trông đẹp hơn với các font chữ ưa thích, màu sắc phong phú, hình nền tuyệt đẹp, và thậm chí các hình ảnh động và các hiệu ứng 3D.HTML và CSS giúp xây dựng giao diện.

Bước này mình muốn bạn chỉ cần biết đến khái niệm HTML là gì, CSS là gì, biết cách kết hợp mối liên hệ giữa chúng để xây dựng một giao diện đơn giản nhất.Mục tiêu:

  • Hiểu HTML và CSS.
  • Biết cách kết hợp tạo ra giao diện đơn giản.
  • Hãy tự tạo cho một trang tin tức thật basic để ứng dụng cho Tài liệu

2, Học lập trình PHP căn bản

Bạn cần tìm hiểu các kiến thức căn bản về lập trình PHP. Nếu bạn đã từng học qua một số ngôn ngữ như Java hay C# thì bước này khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa biết một tí gì về lập trình thì bạn nên học thật kĩ các kiến thức nền tảng về lập trình PHP.

Một số kiến thức căn bản, nền tảng trong lập trình PHP như: Toán tử và biểu thức trong php, câu lệnh if else trong php, câu lệnh switch case trong php, Vòng lặp for trong php, Vòng lặp while và do while trong php, Vòng lặp foreach trong php, Lệnh break, continue, goto, die, exit trong php, Xây dựng hàm trong php

Mục tiêu:

  • Biết lập trình PHP căn bản
  • Phân biệt được HTML/CSS/PHP
  • Biết cách kết hợp giữa HTML/CSS/PHP để xuất dữ liệu ra trang web tin tức đơn giản

3. Học Javascript căn bản

JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới trong suốt 20 năm qua giúp cải thiện hoạt động của trang web. Tiếp theo bạn cần học một chút về Javascript, kết hợp với kiến thức ở phần 1 để tạo ra giao diện website động (ở mức client). Nghĩa là bạn kết hợp Javascript để tạo ra những hiệu ứng trên website như: validate form, thay đổi giao diện khi có hành động … và cái này ta gọi là Dynamic HTML.

Bước này bạn không cần phải học nâng cao, bạn chỉ cần nắm một số phần kỹ thuật lập trình như lênh if else, vòng lặp, selector và DOM trong Javascript là quá đủ rồi.

Mục tiêu:

  • Biết lập trình JS căn bản
  • Biết kết hợp JS + HTML + CSS
  • Chưa cần nghĩ đến jQuery hay các JS libraries khác
  • Áp dụng vào giao diện tin tức để làm validate các form

4, Học jQuery căn bản

Trong công nghệ web 2.0 thì Javascript là một thành phần không thể thiếu bởi vì các hiệu ứng trên website hầu hết là kết quả của sự kết hợp Javascript và CSS. Để tạo các hiệu ứng đó thì ta phải lập trình những đoạn code Javascript khá là dài dòng nên rất khó bảo trì và phát triển, vì vậy jQuery đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.

Tại sao lại là jQuery chứ không phải một thư viện khác? Bạn có biết hầu hêt 90% các website đều có sử dụng jQuery, 90% các plugin hiệu ứng như slide, popup đều sử dụng jQuery, thậm chí một thư viện CSS rất mạnh đó là Bootstrap cũng có sử dụng jQuery. Vì vậy bước này bạn cần tìm hiểu sơ lược qua nó, để sử dụng vào những ứng dụng nhỏ trong bước tiếp theo dưới đây.

Mục tiêu:

  • Biết sử dụng jQuery để validate form
  • Biết xây dựng hiệu ứng căn với jQuery
  • Biết cách dùng jQuery để thay thế JS

5, Học CSS Framework / Bootstrap

Có bao giờ bạn nghe tới khái niệm responsive chưa? Chắc chắn là có rồi phải không nào? Và bạn cũng thắc mắc là tại sao 3 phần trên mình không nói tới responsive phải không? Nếu vậy thì bạn nên quay lại đầu bài viết và mình đã nói đó là quy trình.

Bootstrap là một thư viện CSS dùng để xây dựng giao diện website theo hệ thống grid, nó hoạt động theo cơ chế responsive nên hiển thị tốt trên mọi trình duyệt và thiết bị. Sử dụng bootstrap có rất nhiều lơi thế như: giúp bạn xây dựng giao diện nhanh hơn, chạy hầu hết trên các thiết bị, cập nhật theo công nghệ mới. Những điều này rất khó nếu bạn tự mình thực hiện responsive, riêng check chạy trên mọi thiết bị và trình duyệt thôi cũng bất ổn rồi 🙂

Mục tiêu:

  • Hiểu nguyên lý hoạt động của bootstrap
  • Biết cách dùng bootstrap để làm giao diện website

6, Học PHP & MySQL căn bản

Bước thứ 6 rồi nhưng mọi thứ vẫn chưa có gì phải không các bạn? Đừng quá lo lắng vì các bạn đang học theo hướng đi vững chắc, tạo ra nền kiến thức có thể xuyên thấu mọi PHP Framework hiện nay như Laravel, Zend.

Bước này được xem là khó nhất bởi bạn sẽ học nhiều kiến thức và phải biết cách kết hợp chúng lại với nhau. Trước tiên hãy nói về MySQL.

+ Học MySQL

Database đóng vai trò rất quan trọng khi xây dựng phần mềm, nó có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu của ứng dụng như thông tin người dùng, khách hàng, tin tức hoặc sản phẩm. Và vì bạn đang học PHP nên thường sẽ đi kèm với MySQL.

+ Kết hợp PHP – Database – HTML

Bước này bạn sẽ tìm hiểu thêm một số module trong PHP như SESSION, các hàm xử lý file … Ngoài ra bạn phải biết dùng PHP lấy dữ liệu từ MySQL và xuất ra mã HTML.

+ Xử lý Ajax với PHP và jQuery

Ajax rất quan trọng, đây là kỹ thuật giúp ta lấy dữ liệu ngầm mà người dùng không hề biết. Ví dụ như facebook, khi bạn kéo xuống thì nội dung cứ xuất hiện ra, đây là kỹ thuật ajax lấy nội dung từ server và hiển thị bổ sung vào website (mình chỉ ví dụ, vì FB dùng nhiều kỹ thật push data khác). Ajax được ứng dụng rất nhiều, nó tạo tạo ra sự thân thiện với người dùng bởi lẽ trang web không hề load lại.

Để làm được Ajax thì ban phải biết PHP và jQuery, cần thêm MySQL nếu chức năng đó có lấy dữ liệu. Tất cả kiến thức này đều đã học ở trên.

+ Thực hành các mini Project với PHP và MySQL

Bước này bạn sẽ thực hành nhiều mini project, càng nhiều cáng tốt. Ví dụ bạn sẽ làm ứng dụng quản lý sinh viên, ứng dụng note online, … những ứng dụng như vậy sẽ giúp bạn thành thạo hơn.

+ Xây dựng website tin tức đơn giản

Bạn chưa cần phải làm web thương mại điện tử, bạn chỉ cần làm một website tin tức đơn giản và đầy đủ chức năng từ front-end đến back-end là được. Bước này mục đích giúp bạn hiểu được quy trình xây dựng website như thế nào, các thành phần tham gia vào quy trình đó.

Thường khi bạn đăng ký học một khóa PHP căn bản thì sẽ có luôn phần này làm đồ án cuối khóa, nên phần này mình sẽ gom nó vào bước thứ 4 luôn.7, Học PHP nâng cao

Trong bước này bạn sẽ học thêm nhiều thứ hơn nữa, nhất là kỹ thuật lập trình hướng đối tượng trong PHP, mô hình MVC và cuối cùng là tự mình làm một website bán hàng.

+ Lập trình hướng đối tượng

Sau khi học xong PHP căn bản thì bạn cần học qua PHP nâng cao nói chung và học lập trình hướng đối tượng nói riêng. Nội dung của phần này tương đối phức tạp, nắm vững nó thì sau này bạn mới học nâng cao lên mô hình MVC và các Framework được.

+ Học MVC PHP

Bước này bạn cần nẵm vững mô hình MVC là gì, cách thức hoạt động của nó trong một dự án phần mềm. Mô hình MVC đóng vai trò rất quan trọng, nó không phải là một công nghệ mà là một kỹ thuật phân chia cấu trúc trúc của một dự án phần mềm.

+ Xây dựng website bán hàng

Đến bước này thì kiến thức của bạn tương đối nhiều rồi phải không nào? Bây giờ bạn cần thực hành nó bằng cách xây dựng một website bán hàng đơn giản, có đầy đủ các chức năng như hiển thị danh sách, đặt hàng và thanh toán. Phía backend bạn cũng phải code được nhiều chức năng như quản lý người dùng, tạo mã giảm giá, quản lý đơn hàng … đó là những chức năng cần thiết của một trang bán hàng.

8, Học Framework

Bạn đã hoàn thành 7 bước và đương nhiên lúc này kiến thức của bạn quá vững rồi, bạn hoàn toàn có thể làm website cho khách hàng được rồi. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là nếu bạn tự code tất cả thì dự án sẽ rất lâu, bảo mật kém và bạn không thể nào suốt ngày nghiên cứu bộ source để nâng cấp theo công nghệ được. Lúc này framework là một lựa chọn sáng suốt.

Ưu điểm của framework là nó đã cung cấp cho bạn đầy đủ thư viện và bạn chỉ việc sử dụng, các thư viện đó đa số xử lý được hết mọi yêu cầu thường thấy. Ví dụ thư viện cart thì nó cung cấp cho bạn các phưong thức thường thấy như tạo giỏ hàng, thêm sản phẩm, xóa sản phẩm và đặt hàng.

Trên đây là lộ trình học lập trình PHP căn bản và rõ ràng nhất mà hiện nay nhiều trung tâm áp dụng

III. Những lưu ý khi học lập trình PHP 

Khi bạn quyết định học khóa học PHP thì điều gì bạn nên cần chú ý để có kết quả tốt nhất. Dưới đây là một vài lưu ý bạn nên quan tâm khi học lập trình PHP.

3.1 Cần tìm hiểu rõ về lập trình PHP 

Điều đầu tiên bạn cần biết PHP nằm trong mã nguồn mở, bạn tận dụng chúng miễn phí, phát triển từ nền tảng này bạn sẽ không mất bất kỳ chi phí nào khác. Từ nền tảng PHP bạn có thể làm được hàng loạt Web với các chủ đề khác nhau. 

PHP là ngôn ngữ lập trình được các web sử dụng rộng rãi bằng nhiều ưu điểm vượt trội của chúng. 

Hiện nay với hơn 50% tỉ lệ Web sử dụng ngôn ngữ PHP thì nhu cầu về nhân sự lập trình PHP ngày càng cao, các khóa học PHP cũng phát triển nhiều thêm.

Việc học PHP cũng cần sự kiên trì chứ không phải bạn học liền là biết liền. Học PHP không hề dễ dàng nhưng nếu bạn thực sự đam mê thì đây không là vấn đề quá khó. Tuy nhiên khi so với các ngôn ngữ lập trình khác thì lập trình PHP vẫn là ngôn ngữ dễ học, ít tốn thời gian hơn. 

Những chương trình được lập trình bởi PHP có tính linh hoạt, có thể sử dụng được trên nhiều hệ điều hành khác nhau. 

[alert-announce]Xem thêm: Lộ trình học lập trình android[/alert-announce]

3.2 Những lưu ý khi bạn lập trình PHP 

Dù lập trình với PHP tuy nhiên bạn vẫn có thể lập trình với ngôn ngữ đa dạng khác để mang lại hiệu quả cao và tối ưu được Web.

  • Nên tận dụng Filter: Nếu bạn mới học khóa lập trình PHP thì bạn chưa nhắc tới nhiều đến Filter. Tuy nhiên càng về sau thì Filter sẽ được bạn sử dụng khá nhiều trong quá trình lập trình. Filter được ví là bộ lọc giúp PHP tận dụng hết lợi chí của mình, tối ưu được nhiều lợi ích cần có.
  • Nên tận dụng IDE Template: Chúng được tận dụng trong việc bạn cắt nhỏ ảnh để Web load được nhanh hơn. Bất kể Web nào nếu chúng chạy chậm bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và sẽ tốn khá khá thời gian chờ đợi. Những phiền toái trên sẽ được giải quyết nhờ vào việc sử dụng IDE Template . Việc tận dụng IDE Template sẽ giúp web cải thiện được rất nhiều với tình trạng trên, mọi thứ được vận hành nhanh chóng mà không phải tốn thời gian chờ đợi. 

Một vài lưu ý nhỏ trong khi quá trình học lập trình PHP mà nếu bạn nắm bắt được chúng thì việc học và khả năng thực hành trên thực tế sẽ đạt hiệu quả cực kỳ cao và thời gian chiếm không nhiều trong những vấn đề mà nếu bạn gặp phải trong suốt quá trình học lập trình PHP.

IV. Học lập trình PHP ở đâu tốt? 

Hiện nay cùng với sự phát triển của lập trình PHP các trung tâm dạy lập trình PHP mở ra rất nhiều. Đòi hỏi các học viên khi có nhu cầu theo học một khóa học nào đó tại các trung tâm dạy lập trình cần có sự tìm hiểu kỹ để lựa chọn được trung tâm dạy lập trình uy tín. 

Một trong những trung tâm dạy lập trình PHP uy tín hiện nay là trung tâm lập trình Techacademy

Vì sao Techacademy là trung tâm dạy lập trình chất lượng bạn nên theo học? 

Techacademy được thành lập bởi các cựu nhân viên tập đoàn Microsoft và lập trình viên Apple. Định hướng mà Techacadamy hướng đến là đào đào công nghệ thông tin có tính thực tiễn cao. Đảm bảo học viên khi học với khóa học ngắn hạn trong vòng 18 tháng nhưng xin được việc làm tốt. 

Hình thức đào tạo tại Techacademy vô cùng đa dạng: 

  • Thiết kế cho doanh nghiệp, giảng viên đến trực tiếp doanh nghiệp giảng dạy
  • Đào tạo ngắn hạn cho người đi làm từ 8 – 12 buổi, mỗi buổi dạy 3 tiếng. Mỗi tuần học 2 buổi
  • Đào tạo trung hạn trong 3 tháng: 24 buổi học thực hành lab. Đảm bảo việc làm. Khi học xong cung cấp chứng chỉ.
  • Đào tạo dài hạn 6 tháng. Mỗi tuần học 3 – 4 tuổi. Đảm bảo việc làm. Khi học xong cung cấp chứng chỉ.
  • Đào tạo đến 18 tháng cho học sinh cấp 3 để thi chứng chỉ công nghệ thông tin Fundamemtal Engineering do hội công nghệ thông tin Nhật Bản cấp

Chuyên ngành đào tạo tại Techacademy: 

  • Trung tâm tập trung mạnh vào đào tạo lập trình Web Front End, Back End ( Java Spring, Golang, PHP Laravel – WordPress ) Di đông: IOS, Flutter, React Native, Android và phân tích dữ liệu Python. 
[alert-announce]Xem thêm: Những trang web cho phép tạo website miễn phí[/alert-announce]

Điều khác biết tại  Techacademy so với các trung tâm dạy lập trình khác: 

  • Mỗi buổi học 3 tiếng là buổi thực hành. Thực hành trước từ đó đối chiếu với lý thuyết
  • Rèn luyện từ cái dễ đến khó. Học thật – làm thật, học đi đôi với làm 
  • giảng viên được lựa chọn giảng dạy đạt các tiêu chí cụ thể: đã và đang làm dự án thật, khả năng trình bày tốt, mạch lạc, dễ hiểu.
  • Các học viên tham gia khóa học bên cạnh khóa học còn được tham gia thể dục thể thao và có các chuyến giã ngoại. 
  • Các sinh viên tham gia khóa học tại đây được khuyến khích đi phỏng vấn nhiều lần tại các công ty khác nhau trước khi thực sự tốt nghiệp khóa học tại trung tâm. 
  • Không chỉ có lý thuyết, thực hành, làm sản phẩm dưới sự hướng dẫn của giảng viên mà còn trên lớp học còn tổ chức các sự kiện Hackathon.
  • Có ưu đãi học phí cho học viên nữ, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự về.
  • Học không hài lòng có thể xin dừng học và hoàn lại học phí đã đóng.

Cam kết của Techacademy:

  • Trung tâm chủ động kết nối với nhà tuyển dụng đến với sinh viên. Sinh viên có thể chủ động ứng tuyển với các công ty mà theo đánh giá của bản thân là phù hợp mà không mất bất kỳ chi phí nào
  • Sinh viên trong thời gian thử việc tại công ty mà không đạt thì trung tâm vẫn sẽ tiếp nhận và đào tạo lại cho đến khi xin được việc

Mục tiêu mà Techacademy:

  • Cung cấp lập trình viên được đào tạo kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình trong môi trường thực sự cạnh tranh
  • Cập nhật những công nghệ mới nhất, đang thiếu hụt chuyên gia nhất cho các công ty phần mềm
  • giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp lập trình: Chúng ta là ai? Đang ở đâu? so với thế giới ra sao? học ra để làm gì? lương được bao nhiêu? Chuẩn bị kỹ năng mà các công ty phần mềm tuyển dụng
  • Thay đổi phong cách làm việc từ thụ động, thiếu chia sẻ sang chủ động, hợp tác, năng suất cao theo tinh thần code camp. 

Nếu bạn đang phân vân lựa chọn trung tâm học lập trình PHP thì liên hệ ngay Techacademy để được tư vấn cụ thể và lựa chọn khóa học lập trình PHP phù hợp nhé. 

Học lập trình PHP là một chặng đường dài đang chờ đợi bạn. Tuy nhiên nếu bạn chịu khó đọc và thực hành bạn sẽ có một lượng kiến thức kha khá khi học theo lộ trình học PHH này. Hy vọng những chia sẻ của lộ trình học PHP là một cẩm nang hữu ích cho bạn trong chặng đường sắp tới. Chúc các bạn thành công với những khóa học lập trình trong tương lai. 

0 / 5 - (0 Đánh Giá)

Bình Luận

  1. Nguyễn Việt Anh

    Lộ trình học PHP như thế này mà bây giờ mới đọc. Trước đây đi học ở một số trung tâm khác, họ đào tạo không bài bản. Học xong kiến thức mà cũng như mới bắt đầu. Cảm ơn techacadamy nhé. Lúc nào các thầy cũng bên cạnh và chỉ giảng cho học sinh rất tận tình

  2. Cao Thị Lũy

    Trước giờ em làm sale với kho hàng, shipper linh tinh. Giờ muốn rẽ trái sang học lập trình vì đam mê từ nhỏ thì theo mọi người có muộn không?
    Có lớp nào dạy buổi tối ở HN của techacadamy dạy buổi tối không ạ, vì ngày em vẫn đi làm bình thường nuôi gia đình nữa

  3. Tạ Thị Thu

    Em cũng thích học code, tiếng anh tốt nhưng 25 26 tuổi rồi giờ học ko có bằng chắc cũng khó tìm được việc . Em thử lướt qua mấy job fresh thì đều yêu cầu có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Anh chị có thể hỗ trợ em một số thắc mắc về lịch học cũng như công việc lập trình được không ạ. Em cảm ơn

  4. Nguyễn Hồng

    Anh chị nào tư vấn cho em với được không ạ. Em học quản lý đất đai. Thi ĐH toán 8 đề 2k10. Giờ bố mẹ không xin vào nhà nước đc nên em ra tự học cái mới.
    Em nên theo CNTT hay Luật Hà nội ạ
    Trước em học theo 1 cao thủ làm web dạy CSS vs PHp cơ bản được 4,5 ngày học xong. Giờ lâu không dùng nên quên rồi ạ. Trước em học vào nhà nước quản lý trang web. ai ngờ vào up bài như facebook.
    Em thích Luật lắm. Nhưng Luật để gọi là đi làm ngon mất ít nhất 10 năm. Còn CNTT thì ngắn hơn ạ.
    Điểm mạnh là em nhớ rất ác. vd 1 dãy địa chỉ thế này em đọc xong có thể nhớ được 2 tuần. Tiếng anh em có gốc ạ. Trước cũng thi tiếng anh học sinh giỏi mà lên ĐH trượt lên xuống. Hiện giờ em không biết đi theo con đường thế nào. Mong anh chị có thể tư vấn giùm em

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
.
.
.
.