Tự học react native thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất ?

Rate this post

Hiện nay, ReactJS đang nhận được rất nhiều sự chú ý và nó đang trở nên rất phổ biến, điều này khiến các lập trình viên muốn tìm hiểu và thử làm việc với React. Vậy tự học lập trình react native thế nào cho hiệu quả tốt nhất ? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây

I. Tại sao nên học lập trình react native

1, React Native mở ra một tương lai mới cho các ứng dụng di động

Với cực nhiều ưu điểm như: – Tiết kiệm cực nhiều thời gian phát triển, debug và đưa app đến tay người dùng nhớ tính năng live reloading – Khả năng tái sử dụng code cao lên tới 80% với chỉ một ngôn ngữ duy nhất là javascript React Native ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam, nhất là trong các công ty có các ứng dụng nặng về nghiệp vụ: thương mại điện tử, nghe nhạc, v.v…

Không ít cái tên như Appota, Tiki, Teko, Niteco, VNP, v..v… đều đã và đang dần chuyển sang React Native hoặc xây dựng một chỉ một team React Native khi phát triển các dự án mới thay vì xây dựng một team iOS và một team Android riêng biệt. Đặc biệt, với việc code bằng Javascript, giờ ngay cả các lập trình viên web cũng có thể code được React Native, nhất là những ai có học qua “anh em họ hàng” của nó là ReactJS, từ đó tạo nhiều cơ hội hơn khi chuyển đổi giữa các công việc web – mobile.

Khái niệm “Full-stack developer” – 1 người làm cả server, webclient và mobile client cũng từ đó mà ra đời

2, React Native đang là xu thế và có tốc độ phát triển chóng mặt

React Native đang dần trở thành 1 trong những xu hướng lớn nhất khi phát triển các ứng dụng di động, bên cạnh các xu hướng về Instant Apps, Mobile Payment, AR/VR, v.v…

Bản thân Facebook – cha đẻ của React Native cũng coi đây là một dự án trọng điểm và sử dụng nó để phát triển nhiều dự án quan trọng như Marketplace, Blood Donations, Crisis Response, Privacy Shortcuts và cả ứng dụng di động dành cho Tai nghe Oculus Go VR Cộng đồng React Native cũng đang phát triển hơn bao giờ hết, với hơn 2500 commits chỉ trong năm ngoái từ hơn 500 cộng tác viên.

Facebook cũng vừa thông báo một số thay đổi dự định với React Native vào ngày 14/6/2018 để làm cho React Native trở nên nhẹ hơn và phù hợp hơn với các ứng dụng gốc hiện có như sau.

“Đầu tiên, chúng tôi đang thay đổi mô hình quản lí luồng. Mỗi lần giao diện update, thay vì phải thực hiện công việc trên ba luồng khác nhau, ta có thể gọi một cách đồng bộ bằng JavaScript trên bất kỳ luồng nào để cập nhật (với mức độ ưu tiên cao) trong khi vẫn duy trì (mức độ ưu tiên thấp) trong chuỗi chính để duy trì phản hồi. Thứ hai, chúng tôi kết hợp khả năng render không đồng bộ vào React Native để cho phép nhiều lượt render (với các mức ưu tiên khác nhau) và đơn giản hóa việc xử lý dữ liệu không đồng bộ.

Cuối cùng, chúng tôi đang đơn giản hóa các cổng kết nối của chúng tôi để làm cho nó nhanh hơn và nhẹ hơn; việc call trực tiếp giữa native và JavaScript hiệu quả hơn và sẽ làm cho việc xây dựng các công cụ debug dễ dàng hơn, đặc biệt là các công cụ lần dấu cross-language” Những thay đổi này sẽ giúp cho việc xây dựng các tính năng như UICollectionView và RecyclerView đơn giản hơn rất nhiều

3, React Native cho bạn cơ hội nghề nghiệp rất sáng

Công nghệ mới đồng nghĩa với việc khó tuyển người, và lập trình viên React Native sẽ “có giá” hơn so với các vị trí khác, chưa kể tới lợi thế sinh viên mới ra trường sẽ học công nghệ mới dễ dàng hơn so với các nhân sự lâu năm – vốn khó khăn hơn trong việc cập nhật xu hướng

Thông thường, các vị trí dành cho React Native chỉ yêu cầu trung bình 6 tháng kinh nghiệm lập trình cho vị trí junior (so với việc yêu cầu khoảng 1 năm kinh nghiệm), thậm chí chấp nhận đào tạo lại do khát nhân lực. Ngoài ra mức lương khởi điểm cho React Native Developer trung bình cao hơn so với các vị trí khác từ 10 – 30%

II. Lộ trình tự học lập trình react native

Chương 1: Lập Trình JavaScript Cơ Bản

1, Khai báo biến

2, Các hàm cơ bản: If, if else, while, for, switch case, try catch

3, Mảng (Array)

4, Functions & Tham số

5, Class

6, Các action quan trọng phải biết

+ setTimeout

+ setInterval

+ Các hàm tính toán trong Math

+ Các hàm xử lý chuỗi

Chương 2: Giới Thiệu React

1. Giới thiệu state và props

2. Xử lý dữ liệu trong react

3. Quản lý dữ liệu thông qua redux

4. Sử dụng thư viện kết nối với Server

Chương 3: Xây Dựng Server Với Ngôn Ngữ Javascript

1. Tìm hiểu về database mongoose

2. Xây dựng server nodejs

3. Hướng dẫn up server lên heroku

Chương 4 : Giới Thiệu Về React Native

1, Cách hoạt động của ứng dụng React Native

2, Cài đặt môi trường làm việc với React Native (Windows + iOS)

3, Quy trình thiết kế ứng dụng React Native

4, Hướng dẫn build ứng dụng trên máy Android + iPhone

Chương 5: Component Trong React Native

1, Giới thiệu Component

2, Cách tạo Component

3, Hiểu về Hooks trong React Native

4, Hiểu về trình tự hoạt động của một Component

5, Text Component

6, Image Component

7, View Component

8, TouchableHighlight

+ Flatlist

+ ReactNavigation

+ Component lồng Component

+ Export Component

+ Truyền tham số cho Component

Chương 6: Styles – Định Dạng Giao Diện Ứng Dụng

1, Các cách tạo định dạng StyleSheet

2, Sử dụng StyleSheet

3, Export StyleSheet

4, Truyền Styles dạng Props

5, Chia sẽ Styles

6, Positioning và Design giao diện

Cách 1: Sử dụng Flexbox

Cách 2: Sử dụng Absolute Positioning

Cách 3: Kết hợp Flexbox & Positioning

Chương 7: Các Platform APIs

1, Thư viện Geolocation

+ Bắt tọa độ người dùng

+ Quản lý Permissions

+ Hướng dẫn test location trên máy iPhone

+ Theo dõi tọa độ người dùng

2, Camera và Photos của người dùng

+ Sử dụng CameraRoll

+ Lấy danh sách hình với GetPhotoParams

+ Tạo hình ảnh chụp từ CameraRoll

+ Hiển thị danh sách hình ảnh

3, Lưu trữ dữ liệu với AsyncStore

Chương 8: Modules

1, Debug với JavaScript

2, Debug với React Native

3, Debug với Beyond Javascript

Chương 9: Xuất Bản Ứng Dụng Lên AppStore

1, Hướng dẫn chọn Supported Device & Traget iOS version

2, Lauching Screen Image

3, Cấu hình Application icon

4, Cấu hình Bundle Name

5, Cấu hình AppDelegate.m

6, Archive ứng dụng lên AppStore

Chương 10: Xuất Bản Ứng Dụng Lên Google Store

1, Cấu hình Application icon

2, Xuất file APK dạng release

3, Submit ứng dụng lên Google Store

III. Tài liệu tự học lập trình react native

Dưới đây là một số tài liệu lập trình react native để bạn đọc tham khảo:

1, Tài liệu React Native

+ https://github.com/facebook/react-native

+ https://facebook.github.io/react-native/

+ https://expo.io/

+ https://www.tutorialspoint.com/react_native/index.htm

2, Cộng đồng học React Native

+ https://github.com/react-native-community

+ https://www.facebook.com/groups/reactnativevietnam/

IV. Học react native cần gì ?

Để học lập trình react native cần chuẩn bị một số yêu cầu sau:

1, Nếu bạn là một Mobile developer!?

Bạn đã quen với mobile native, navigation, stack, UI thread, bạn chỉ cần tìm hiển thêm phần thiếu là Javascript và ES6, ReactJS và cách làm việc với API và state management của Web developement.

2, Nếu bạn là một Web developer!?

Chắc chắn bạn phải biết về Javascript, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm hãy bổ sung thêm kiến thức về nó đặt biệt là ES6, nếu không bạn hãy dừng lại.

Nếu chưa quen thuộc với ReactJS, bạn hãy tìm hiểu ngay về ReactJS rồi hãy bắt đầu nhé.

3, Cài đặt những công cụ cần thiết

Nếu là một Developer, chắc chắn bạn phải cần có git. Bạn cần phải có cài đặt Node JS (version 8+), nếu chưa có bạn có thể tải và làm theo hướng dẫn ở đây và npm. Có bạn sẽ tự hỏi có cần yarn không!? việc này tùy ở bạn, yarn không phải là bắt buộc.

Bạn cần cài thêm các máy ảo (Simulator cho iOS và Emulator cho Android) để phục vụ cho việc debug ứng dụng hoặc có thể dùng luôn điện thoại di động mình của mình cũng được.

0 / 5 - (0 Đánh Giá)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
.
.
.
.