Bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào cũng có một tập các kiểu dữ liệu, kiểu dữ liệu là cơ bản, và nó khá giống nhau với tất cả các ngôn ngữ.
Các ứng dụng luôn xử lý dữ liệu ở đầu vào và xuất dữ liệu kết quả ở đầu ra. Đầu vào, đầu ra và kết quả của các quá trình tính toán đều liên quan đến dữ liệu. Trong môi trường tính toán, dữ liệu được phân lớp theo các tiêu chí khác nhau phụ thuộc vào bản chất của nó.
Ở mỗi tiêu chí, dữ liệu có một tính chất xác định và có một kiểu thể hiện riêng biệt. Java cung cấp một vài kiểu dữ liệu, chúng được hỗ trợ trên tất cả các nền. Ví dụ, dữ liệu loại int (integer) của Java được thể hiện bằng 4 bytes trong bộ nhớ của tất cả các loại máy bất luận ở đâu chạy chương trình Java. Bởi vậy các chương trình Java không cần phải thay đổi khi chạy trên các nền khác nhau
Java có 2 loại kiểu dữ liệu:
- Các kiểu dữ liệu nguyên thủy (Primitive Data Types)
- Các kiểu dữ liệu tham chiếu (Reference Types)
I. Kiểu Dữ Liệu Date Trong Java
Java cung cấp lớp Date có sẵn trong java.util package, lớp này tóm lược ngày tháng và thời gian hiện tại.
Lớp Date hỗ trợ 2 constructor. Constructor đầu tiên khởi tạo đối tượng với ngày và thời gian hiện tại.
Date( )
Constructor sau chấp nhận 1 tham số bằng số mili giây đã trôi qua từ nửa đêm ngày 1/1/1970.
Date(long millisec)
1 khi các bạn có 1 đối tượng Date có sẵn, các bạn có thể gọi bất kỳ phương thức hỗ trợ nào để thao tác với ngày tháng này:
STT | Phương thức và Miêu tả |
---|---|
1 | boolean after(Date date)Trả về true nếu gọi đối tượng Date chứa 1 ngày mà chậm hơn ngày đã xác định, nếu không là false. |
2 | boolean before(Date date)Trả về true nếu gọi đối tượng Date chứa 1 ngày mà sớm hơn ngày đã xác định, nếu không là false. |
3 | Object clone( )Sao chép đối tượng Date đang gọi |
4 | int compareTo(Date date)So sánh giá trị đối tượng đang gọi với giá trị đó của date. Trả về 0 nếu các giá trị này là cân bằng. Trả về 1 giá trị âm nếu đối tượng đang gọi là sớm hơn date. Trả về 1 giá trị dương nếu đối tượng đang gọi chậm hơn date. |
5 | int compareTo(Object obj)Tiến hành tương tự như compareTo(Date) nếu đối tượng là của lớp Date. Nếu không thì, nó cho một ClassCastException. |
6 | boolean equals(Object date)Trả về true nếu đối tượng Date đang gọi chứa thời gian và ngày tháng giống như date đã cho, nếu không là false. |
7 | long getTime( )Trả về số mili giây đã trôi qua từ 1/1/1970 |
8 | int hashCode( )Trả về 1 mã hóa băm (hash code) cho đối tượng đang gọi |
9 | void setTime(long time)Thiết lập ngày tháng và thời gian như time đã cho, mà biểu diễn một time đã trôi qua (giá trị mili giây) từ nửa đêm 1/1/1970 |
10 | String toString( )Biến đổi đối tượng Date đang gọi thành 1 chuỗi và trả về kết quả |
II. Kiểu Dữ Liệu Double Trong Java
Kiểu dữ liệu Double là 1 kiểu thập phân 64-bit có độ chính xác kép.
Phạm vi giá trị của nó là không giới hạn. Kiểu dữ liệu Double thường được dùng cho các giá trị thập phân giống như float.
Kiểu dữ liệu Double cũng không bao giờ nên được dùng cho các giá trị chính xác, ví dụ như tiền tệ. Giá trị mặc định của nó là 0,0d.
Ví dụ:
double d1 = 12.3
III. Kiểu Dữ Liệu String Trong Java
Java hỗ trợ các thao tác với chuỗi thông qua lớp String. Lớp này nằm trong gói java.lang.
Trong quá trình sử dụng, import gói java.lang theo cú pháp sau:
import java.lang.String;
Hoặc:
import java.lang.*;
Lớp String hỗ trợ hơn 50 hàm để thao tác với kiểu chuỗi. Chức năng của một số hàm thông thường:
STT | Nguyên mẫu hàm | Chức năng |
---|---|---|
1 | public char charAt(int s) | Trả về ký tự có chỉ số là i trong chuỗi cần tìm. |
2 | public String concat(String s2) | Trả về chuỗi đã được nối thêm vào chuỗi s2, s2 sẽ được nối vào sau chuỗi gọi hàm. |
3 | public boolean equals(String s2) | Trả về true nếu giá trị của chuỗi s2 bằng giá trị chuỗi đang xét, trả về false nếu ngược lại. Phân biệt chữ hoa và chữ thường trong khi so sánh. |
4 | public boolean equalsIgnoreCase(String s2) | Trả về true nếu giá trị của chuỗi s2 bằng giá trị chuỗi đang xét, trả về false nếu ngược lại. Không phân biệt chữ hoa và chữ thường trong khi so sánh. |
5 | public int length() | Trả về độ dài của chuỗi đang xét. |
6 | public String replace(char oldChar, char newChar) | Thay thế ký tự oldChar bằng ký tự newChar. |
7 | public String substring(int begin) public String substring(int begin) |
Lấy ra chuỗi con từ vị trí begin đến hết chuỗi, hoặc từ vị trí begin đến vị trí end. |
8 | public int indexOf(String str) | Kiểm tra sự tồn tại của chuỗi str trong chuỗi đang xét. Nếu có, trả về vị trí đầu tiên của sự xuất hiện, nếu không trả về -1. |
9 | public String toUpperCase() | Chuyển tất cả ký tự trong chuỗi đang xét thành ký tự hoa. |
10 | public String toLowerCase() | Chuyển tất cả ký tự trong chuỗi đang xét thành ký tự thường. |
11 | public String toString() | Trả về giá trị của chuỗi đang xét. Trong 1 vài trường hợp, bạn có thể override lại để sử dụng đúng mục đích. |
12 | public String trim() | Trả về chuỗi đã được loại bỏ khoảng trắng. |
Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng một số hàm thông thường trong Java. Khi sử dụng, chú ý đến kiểu trả về và đối số truyền vào hàm để có kết quả chính xác.
package TestString; import java.lang.*; public class main { public static void main(String[] args) { String s = "STDIO"; // Access a single character at specific index System.out.println("1. s[3] = " + s.charAt(3)); // Concatenate 2 strings System.out.println("2. Concatenate 2 strings: "); s = s.concat("-LAPTRINHJAVA"); System.out.println(s); // Compare 2 strings if(s.equals("Im Michael")) System.out.println("3. Equal strings!"); else System.out.println("3. Not equal strings!"); // Get length of string System.out.println("4. Length of s: " + s.length()); // Replace characters from string System.out.println("5. Replacing - by _ from s: " + s.replace('-', '_')); } }
IV. Kiểu Dữ Liệu Object Trong Java
Mặc định lớp Object là lớp cha của tất cả các lớp trong java. Nói cách khác nó là 1 lớp cáo nhất trong java.
Sử dụng lớp Object là hữu ích nếu bạn muốn tham chiếu bất kỳ đối tượng nào mà bạn chưa biết kiểu dữ liệu của đối tượng đó. Lưu ý rằng biến tham chiếu của lớp cha có thể tham chiếu đến đối tượng của lớp con được gọi là upcasting.
Ví dụ: giả sử phương thức getObject() trả về một đối tượng nhưng nó có thể là bất kỳ kiểu nào như Employee, Student… các bạn có thể sử dụng biến tham chiếu của lớp Object để tham chiếu tới đối tượng đó.
Object obj = getObject();//Chung ta khong biet doi tuong nao se duoc tra ve tu phuong thuc nay
Lớp Object cung cấp 1 vài cách xử lý chung cho tất cả các đối tượng như đối tượng có thể được so sánh, đối tượng có thể được cloned, đối tượng có thể được notified…
Các phương thức của lớp Object
Lớp Object cung cấp các phương thức như trong bảng sau:
Phương thức | Mô tả |
---|---|
public final Class getClass() | trả về đối tượng lớp Class của đối tượng hiện tại. Từ lớp Class đó có thể lấy được các thông tin metadata của class hiện tại. |
public int hashCode() | trả về số hashcode cho đối tượng hiện tại. |
public boolean equals(Object obj) | so sánh đối tượng đã cho với đối tượng hiện tại. |
protected Object clone() throws CloneNotSupportedException | tạo và trả về bản sao chép (clone) của đối tượng hiện tại. |
public String toString() | trả về chuỗi ký tự đại diện của đối tượng hiện tại. |
public final void notify() | đánh thức một luồng, đợi trình giám sát của đối tượng hiện tại. |
public final void notifyAll() | đánh thức tất cả các luồng. đợi trình giám sát của đối tượng hiện tại. |
public final void wait(long timeout)throws InterruptedException | làm cho Thread hiện tại đợi trong khoảng thời gian là số mili giây cụ thể, tới khi Thread khác thông báo (gọi phương thức notify() hoặc notifyAll()). |
public final void wait(long timeout,int nanos)throws InterruptedException | làm cho Thread hiện tại đợi trong khoảng thời gian là số mili giây và nano giây cụ thể, tới khi Thread khác thông báo (gọi phương thức notify() hoặc notifyAll()). |
public final void wait()throws InterruptedException | làm Thread hiện tại đợi, tới khi Thread khác thông báo (gọi phương thức notify() hoặc notifyAll()). |
protected void finalize()throws Throwable | Được gọi bởi Garbage Collector trước khi đối tượng bị dọn rác. |
Khai báo Object
1 Object (đối tượng) nó chứa trong đó bao gồm các method (phương thức) và properties (thuộc tính) để tạo ra 1 kiểu dữ liệu hữu ích.
Object xác định hành vi của class. Khi bạn gửi 1 thông điệp vào 1 object, có nghĩa là bạn đang yêu cầu gọi các object hoặc thực hiện 1 trong các phương thức của nó.
Từ 1 quan điểm của lập trình hướng đối tượng, một đối tượng có thể là 1 cấu trúc dữ liệu (data structure), 1 biến (variable) hoặc 1 chức năng (function).
Object được phân bổ vị trí bộ nhớ. Các Object được thiết kế như class phân cấp.
ClassName ReferenceVariable = new ClassName();
V. Kiểu Dữ Liệu Boolean Trong Java
Boolean là 1 trong những kiểu dữ liệu nguyên thủy trong Java, nó chỉ cho phép biến mang 2 giá trị true (ĐÚNG) hoặc false (SAI).
Cùng với kiểu dữ liệu nguyên thủy thì Java cũng đã được phát triển 1 lớp Boolean, nhằm hỗ trợ lập trình viên nhiều hơn.
Boolean khác biệt với hầu hết các kiểu dữ liệu khác vì nó chỉ cho phép 2 giá trị.
Vậy nên nó thường được sử dụng trong những trường hợp chỉ có 2 kết quả ĐÚNG hoặc SAI và đặc biệt thường sẽ được sử dụng làm điều kiện rẽ nhánh.
Để cho dễ hiểu thì mình sẽ liên hệ thực tế và cung cấp 1 ví dụ về kiểu dữ liệu boolean này.
Ví dụ:
- Bạn muốn lưu giá trị thời tiết vào một thời điểm nhất định
- Tại thời điểm đó chỉ có 2 trường hợp có thể xảy ra đó là có mưa hoặc không có mưa.
- Như vậy ta chỉ cần lưu 1 biến troiMua với kiểu boolean, với giá trị true là có mưa còn false là không có mưa.
Định nghĩa về kiểu dữ liệu boolean trong Java thì chỉ có bấy nhiêu, khá là dễ hiểu đúng không nào? Song song với kiểu dữ liệu nguyên thủy thì như hầu hết kiểu dữ liệu nguyên thủy khác, Java đã được phát triển một lớp Boolean với mục đích hỗ trợ nhiều hơn cho lập trình viên.
Bắt đầu với 1 ví dụ đơn giản xem tình trạng thời tiết hiện tại là mưa hay là không mưa.
public class Main { public static void main(String[] args) { boolean troiMua = true; if (troiMua) { System.out.println("Trời đang mưa"); } else { System.out.println("Trời không mưa"); } } }
Như bạn thấy, ở thời điểm ban đầu, vừa khai báo vài khởi tạo giá trị ban đầu của biến troiMua.
boolean troiMua = true;
Trong đó, kiểu dữ liệu của biến troiMua là boolean, giá trị khởi tạo là true.
Tiếp đó, trong cấu trúc điều kiện if … else, mình kiểm tra nếu biến troiMua mà đúng thì thông báo “Trời đang mưa”.
Ngược lại thì thông báo “Trời không mưa”.
Bạn cũng có thể làm thế này.
if (troiMua == true)
VI. Kiểu Dữ Liệu Byte Trong Java
Kiểu dữ liệu byte là 1 ví dụ về kiểu dữ liệu nguyên thủy.
Kiểu byte gồm 8-bit. Phạm vi giá trị của nó nằm trong khoảng từ -128 đến 127. Giá trị tối thiểu của nó là -128 và giá trị tối đa là 127. Giá trị mặc định của nó là 0.
Kiểu dữ liệu byte được dùng để lưu bộ nhớ trong các mảng lớn, trong đấy việc tiết kiệm bộ nhớ là bắt buộc nhất. Nó tiết kiệm không gian vì một byte nhỏ hơn 4 lần so với số integer. Nó cũng có thể được dùng thay cho kiểu dữ liệu ‘int’.
Ví dụ:
byte a = 10, byte b = -20
VII. Ép Kiểu Dữ Liệu Trong Java
Ép kiểu là cách chuyển biến thuộc kiểu dữ liệu này thành biến thuộc kiểu dữ liệu khác.
Ý nghĩa:
- Việc chuyển kiểu dữ liệu sẽ đến lúc phải cần trong quá trình xử lý chương trình
- Có thể định dạng đúng kiểu dữ liệu mình mong muốn (Như cách hiển thị kiểu ngày tháng năm trên thế giới khác với Việt Nam nên ta sẽ chuyển kiểu ngày theo phong cách địa phương).
Cách sử dụng ép kiểu
Trong bài này chỉ nói đến ép kiểu dữ liệu đối với dữ liệu nguyên thủy (Primitive Data Types), còn đối với ép kiểu dữ liệu tham chiếu (Reference Types) thì cách ép kiểu là những hàm (phương thức) ép kiểu do người ta viết riêng cho mỗi kiểu dữ tham chiếu đó.
Thì trong ép kiểu trong kiểu dữ liệu nguyên thủy được chia ra làm 2 loại:
- Chuyển đổi kiểu ngầm định (implicit)
Chuyển đổi kiểu tường minh (explicit)
Kiểu chuyển đổi ngầm định (implicit)
Việc chuyển đổi sẽ tự thực hiện bởi compiler và các bạn không cần làm gì. Việc chuyển đổi này gì dành cho kiểu dữ liệu nhỏ sang kiểu dữ liệu lớn hơn. Ta có thể xem chiều từ nhỏ sang lớn như sau:
Ví dụ: Ta lấy 1 biến kiểu int gán giá trị cho biến kiểu long
public class HelloWorld{ public static void main(String []args){ int a = 5; long b = a; System.out.print(b); } }
Kiểu chuyển đổi tường minh (explicit)
Ngược lại với cách chuyển đổi ngầm định, việc chuyển đổi tường minh là chiều ngược lại từ kiểu dữ liệu lớn hơn sang kiểu dữ liệu nhỏ hơn (với điều kiện giá trị đó kiểu dữ liệu sẽ thay đổi có thể lưu trữ được trong kiểu dữ liệu mới).
Với ép kiểu theo cú pháp:
(<Kiểu dữ liệu>) <Tên biến>;
Ví dụ: Ta lấy một biến kiểu long gán giá trị cho biến kiểu int
public class HelloWorld{ public static void main(String []args){ long a = 6; int b = (int) a; System.out.print(a); } }
Chú ý:
Nếu ép kiểu dữ liệu kí tự char sang kiểu dữ liệu số hoặc ngược lại.
Khi ép kiểu char sang số thì sẽ ép kiểu ngầm định chuyển kí tự sang hệ thập phân ASCII tương ứng kí tự đó.
Nếu ngược lại thì phải dùng ép kiểu tường minh để chuyển sang kiểu kí tự.
VIII. Kiểm Tra Kiểu Dữ Liệu Trong Java
Bài viết này sẽ định nghĩa 1 lớp dùng để kiểm tra dữ liệu và có thể sử dụng lại được, nó sẽ cho mọi người 1 cái nhìn tổng quan về cấu trúc của biểu thức chính quy. Ứng dụng chạy lặp đi lặp lại việc yêu cầu người dùng nhập vào một chuỗi cho đến khi nhập đúng theo mẫu mà biểu thức chính quy đã đề ra thì thôi.
import java.util.regex.Pattern; import java.util.regex.Matcher; public class RegexTestHarness { public static void main(String[] args) { Console console = System.console(); if (console == null) { System.err.println("No console."); System.exit(1); } while (true) { Pattern pattern = Pattern.compile(console.readLine("%nNhập vào một biểu thức chính quy: ")); Matcher matcher = pattern.matcher(console.readLine("Nhập vào một chuỗi để tìm kiếm: ")); boolean found = false; while (matcher.find()) { console.format("Tìm thấy " + " \"%s\" bắt đầu tại " + "index %d và kết thúc tại %d.%n", matcher.group(), matcher.start(), matcher.end()); found = true; } if (!found) { console.format("Không tìm thấy, không tương thích.%n"); } } } }
Trước khi tiếp tục chuyển sang bài viết tiếp theo, các bạn hãy lưu và chạy đoạn mã trên để đảm bảo rằng môi trường phát triển của bạn hỗ trợ các gói yêu cầu. Trong trường hợp môi trường phát triển của bạn không hỗ trợ Console, bạn có thể thực thi đoạn code sau để thay thế:
import java.util.regex.Pattern; import java.util.regex.Matcher; public class RegexTestHarness { public static void main(String[] args) { Scanner scanner=new Scanner(System.in); while (true) { System.out.print("Nhập vào một biểu thức chính quy: "); Pattern pattern = Pattern.compile(scanner.nextLine()); System.out.print("Nhập vào một chuỗi để tìm kiếm: "); Matcher matcher = pattern.matcher(scanner.nextLine()); boolean found = false; while (matcher.find()) { System.out.printf("Tìm thấy " + " \"%s\" bắt đầu tại " + "index %d và kết thúc tại %d.%n", matcher.group(), matcher.start(), matcher.end()); found = true; } if (!found) { System.out.printf("Không tìm thấy, không tương thích.%n"); } } } }
IX. Kiểu Số Thực Trong Java
Cùng chúng tôi xem qua 1 ví dụ về kiểu số thực trong Java nhé
Bạn hãy viết chương trình tạo ra 2 biến a, b kiểu số thực. Sau đó gán giá trị cho a = 10.5, b = 7 và thực hiện hiển thị ra màn hình:
a / b = {P}
Với {P} là thương của a và b ({P} là kết quả của phép chia a / b).
Lý thuyết
Để khai báo và gán giá trị cho biến kiểu số thực bạn dùng từ khóa double:
// Khai báo biến a kiểu số thực và gán giá trị cho a = 10.5 double a = 10.5;
Ví dụ chương trình tạo và hiển thị biến kiểu số thực ra màn hình:
public class Variable { public static void main(String[] args) { // Khai báo biến a kiểu số thực và gán giá trị cho a = 1.5 double a = 1.5; System.out.println("a = " + a); } }
Kết quả khi chạy chương trình:
a = 1.5
Ngoài double ra thì trong Java còn một kiểu dữ liệu nữa cũng được dùng để lưu trữ số thực nữa là float nhưng trong hầu hết mọi trường hợp bạn nên sử dụng kiểu double.
Lưu ý: Bạn không thể dùng biến kiểu int để lưu trữ số thực và kết quả của phép toán giữa 2 số nguyên là một số nguyên. Ví dụ:
public class Variable { public static void main(String[] args) { int a = 4; int b = 3; System.out.println(a / b); System.out.println(4 / 3); } }
Kết quả sau khi chạy chương trình:
1 1
Kết quả sẽ là 1 mà không phải 1.(3) do cả a và b đều là biến kiểu số nguyên nên kết quả sẽ là 1 số nguyên. Do đó khi thực hiện các phép toán trong Java bạn cần lưu ý tới kiểu dữ liệu. Để chương trình trên hiển thị đúng kết quả bạn có thể làm như sau:
public class Variable { public static void main(String[] args) { double a = 4; double b = 3; System.out.println(a / b); System.out.println(4.0 / 3); } }
Kết quả sau khi chạy chương trình:
1.3333333333333333 1.3333333333333333
Đọc tới đây các bạn đã hiểu về cách khai báo và sử dụng biến kiểu số thực. Hãy thực hành để hiểu rõ hơn về cách làm nhé.
X. Kiểu Dữ Liệu Bigdecimal Trong Java
BigDecimal đại diện cho 1 số thập phân có độ chính xác cao. Một BigDecimal object là immutable và được chia làm 2 phần:
- Precision- Biểu diễn tất các ký số có trong BigDecimal dưới dạng số nguyên không phân biệt phần thập phân.
- Scale (32 bit) – Số nguyên biểu diễn số chữ số thập phân.
Ví dụ BigDecimal 3.14 có phần Precision là 314 và scale là 2.
các bạn sử dụng BigDecimal cho các phép tính số học đòi hỏi độ chính xác cao như các bài toán liên quan đến tiền tệ etc.
Khởi tạo BigDecimal
các bạn có thể khởi tạo BigDecimal object từ String, mảng character int, long, double, BigInteger.
BigDecimal bdFromString = new BigDecimal("0.1"); BigDecimal bdFromCharArray = new BigDecimal(new char[ {'3','.','1','6','1','5'}); BigDecimal bdlFromInt = new BigDecimal(42); BigDecimal bdFromLong = new BigDecimal(123412345678901L); BigInteger bigInteger = BigInteger.probablePrime(100, new Random()); BigDecimal bdFromBigInteger = new BigDecimal(bigInteger);
các bạn cũng có thể tạo BigDecimal với double, nhưng hãy cẩn trọng, xem ví dụ sau:
BigDecimal bdFromDouble = new BigDecimal(0.1d); System.out.println(bdFromDouble.toString()); // 0.1000000000000000055511151231257827021181583404541015625
Trên mình đã khởi tạo BigDecimal với giá trị là 0.1d, mong muốn BigDecimal của mình mang giá trị 0.1 thế nhưng kết quả lại khác hoàn toàn. Đó là vì 0.1 không có giá trị chính xác trong double, BigDecimal chỉ đơn giản là lấy giá trị sai của 0.1 trong double sang và tất nhiên là giá trị cũng sẽ bị sai.
Vì vậy các bạn nên sử dụng String để khởi tạo 1 giá trị double hoặc sử dụng BigDecimal.valueOf() để có giá trị chính xác như mong muốn.
BigDecimal bdFromLong1 = BigDecimal.valueOf(123412345678901L); // 123412345678901 BigDecimal bdFromLong2 = BigDecimal.valueOf(123412345678901L, 2); // 1234123456789.01 BigDecimal bdFromDouble = BigDecimal.valueOf(0.1d); // 0.1
Phép tính trong BigDecimal
BigDecimal cũng giống như các kiểu dữ liệu Number khác(Integer, Long, Double, etc) nó cung cấp đầy đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, so sánh, etc.
Kiểm tra các thành phần trong BigDecimal như unscaled, scale, sign.
int precision = bd.precision(); // 9 int scale = bd.scale(); // 4 int signum = bd.signum(); // -1
So sánh BigDecimal
compareTo()
Sử dụng compareTo() method để so sánh giữa BigDecimal với một BigDecimal khác. Method compareTo() trả về -1 nếu nhỏ hơn BigDecimal được so sánh, 0 nếu bằng và 1 nếu lớn hơn.
BigDecimal bd1 = new BigDecimal("1.0"); BigDecimal bd2 = new BigDecimal("1.00"); BigDecimal bd3 = new BigDecimal("2.0"); System.out.println(bd1.compareTo(bd2)); // 0 System.out.println(bd1.compareTo(bd3)); // -1 System.out.println(bd3.compareTo(bd1)); 1
Note: các bạn nhận thấy rằng compareTo() bỏ qua phần scale khi so sánh. 1.0 = 1.00
XI. Kiểu Dữ Liệu Enum Trong Java
Enum trong java là 1 kiểu dữ liệu đặc biệt của Java được sử dụng để định nghĩa các tập hợp các hằng số. Cụ thể hơn, Java enum là một kiểu đặc biệt của lớp trong java. Một enum có thể chứa các trường, phương thức và Constructor.
Nó có thể được dùng để định nghĩa các ngày trong tuần (SUNDAY, MONDAY, TUESDAY, WEDNESDAY, THURSDAY, FRIDAY, SATURDAY), các mùa trong năm (SPRING, SUMMER, FALL, WINTER), …
Enum trong java có thể được định nghĩa bên trong hoặc bên ngoài 1 lớp, vì nó tương tự như lớp trong java.
Ví dụ enum trong java: định nghĩa bên trong một lớp
package vn.viettuts.javaenum; public class EnumExample1 { // define enum enum Season { SPRING, SUMMER, FALL, WINTER; } public static void main(String[] args) { Season season = Season.WINTER; System.out.println(season); } }
Kết quả:
WINTER
Ví dụ enum trong java: định nghĩa bên ngoài một lớp
package vn.viettuts.javaenum; // define enum enum Season { SPRING, SUMMER, FALL, WINTER; } public class EnumExample2 { public static void main(String[] args) { Season season = Season.WINTER; System.out.println(season); } }
Kết quả:
WINTER
Ví dụ enum trong java: định nghĩa trong một file riêng biệt
File Season.java
package vn.viettuts.javaenum; public enum Season { SPRING, SUMMER, FALL, WINTER; }
File EnumExample3.java
package vn.viettuts.javaenum; public class EnumExample3 { public static void main(String[] args) { Season season = Season.WINTER; System.out.println(season); } }
Kết quả:
WINTER
0 / 5 - (0 Đánh Giá)