Cách Sử Dụng Google Meet

Cách Sử Dụng Google Meet
Rate this post

Google Meet hiện nay là một trong những phần mềm dạy học online hiệu quả được nhiều nhà trường sử dụng do cách dạy và tham gia rất đơn giản, khi chúng ta chỉ cần tạo tài khoản Google để tham gia Google Meet. Dưới đây là toàn bộ hướng dẫn sử dụng Google Meet trên máy tính.

1. Cách Thiết Lập Lớp Học Online Trong Google Meet

Bước 1:

Để tạo lớp học online trên Google Meet thì thầy cô giáo truy cập ngay vào link dưới đây.

Sau đó chúng ta đăng nhập tài khoản Google để có thể sử dụng được Google Meet.

Bước 2:

Sau đó tại giao diện của Google Meet chúng ta nhấn vào Cuộc họp mới rồi nhấn tiếp vào Bắt đầu một cuộc họp tức thì.

Bước 3:

Sau đó bạn sẽ được yêu cầu cho phép sử dụng micro và máy ảnh trên trình duyệt, bạn nhấn vào Cho phép.

Bước 4:

Ngay sau đó chúng ta đã truy cập vào lớp học trên Google Meet để giảng dạy trực tuyến.

2. Cách mời người khác tham gia Google Meet

Bước 1:

Tại giao diện trên Google Meet ngay sau khi vừa mới tạo xong lớp học trực tuyến bạn sẽ nhìn thấy một khung để thêm người khác vào Google Meet. Nhấn Thêm người khác để thêm học sinh.

Bước 2:

Lúc này hiển thị giao diện để nhập địa chỉ email những người muốn tham gia vào lớp học online này. Bạn nhập địa chỉ email rồi chọn Gửi email.

Ngoài việc thêm địa chỉ email thì chúng ta cũng có thể sao chép URL lớp học rồi gửi vào trong nhóm, chẳng hạn như nhóm trên Zalo để học sinh truy cập nhanh chóng hơn.

3. Cách Bật, Tắt Camera Và Micro Google Meet

Bước 1:

Trong quá trình dạy học online thì thầy cô giáo có thể bật tắt mic và camera thông qua biểu tượng micro và camera dưới màn hình.

Bước 2:

Ngoài ra người dùng cũng có thể nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm rồi chọn Cài đặt.

Bước 3:

Khi đó bạn sẽ thấy phần chỉnh Âm thanh với Tùy chọn micro và loa. Chúng ta có thể nhấn Kiểm tra để test loa.

Bước 4:

Tiếp tục nhấn vào Video để chỉnh webcam trên Google Meet.

4. Gửi Tin Nhắn Trong Google Meet

Bước 1:

Tại giao diện Google Meet bạn nhìn sang bên phải sẽ thấy biểu tượng tin nhắn như hình dưới đây.

Bước 2:

Hiển thị giao diện để nhắn tin, nếu thầy cô giáo muốn tất cả học sinh trong lớp có thể nhắn tin thì kích hoạt vào Cho phép mọi người nhắn tin. Nếu không bật tùy chọn này thì chỉ có thầy cô giáo mới được phép nhắn tin cho học sinh mà thôi.

Tin nhắn sẽ chỉ hiển thị với các học sinh trong lớp học và sẽ xóa ngay sau khi cuộc gọi kết thúc

5. Cách Ghim Học Sinh Trong Google Meet

Bước 1:

Tại giao diện trên Google Meet bạn nhấn vào biểu tượng số lượng người tham gia ở góc dưới cùng bên phải màn hình

Bước 2:

Lúc này hiển thị giao diện Mọi người. Tại đây bạn có thể nhấn vào biểu tượng 3 chấm tại người tham gia bất kỳ rồi chọn Ghim vào màn hình.

Bước 3:

Ngoài ra cũng tại giao diện này bạn có thể nhấn Tắt tiếng của tất cả để không ai được phép sử dụng micro, trừ các thầy cô giáo người tổ chức lớp học trực tuyến.

Bước 4:

Tiếp tục nhấn vào Bộ điều khiển của người tổ chức. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn chia sẻ màn hình và gửi tin nhắn trò chuyện. Nếu tắt hai tùy chọn này thì học sinh trong lớp sẽ không được phép thực hiện hành động này.

6. Cách Xóa Học Sinh Khỏi Lớp Học Google Meet

Để xóa học sinh, bạn bạn nhấn vào biểu tượng Mọi người tại giao diện này. Tại học sinh muốn xóa khỏi lớp học, nhấn vào biểu tượng 3 chấm rồi chọn Xóa khỏi cuộc họp.

7. Cách Đổi Background Google Meet

Nếu bạn muốn thay đổi background trong Google Meet thì nhấn vào biểu tượng ba chấm rồi chọn Thay đổi nền. Sau đó bạn có thể lựa chọn hình nền muốn sử dụng hoặc làm mờ background

8. Cách Thay Đổi Bố Cục Trong Google Meet

Bước 1:

Bạn cũng nhấn vào biểu tượng ba chấm dọc rồi chọn Thay đổi bố cục

Bước 2:

Lúc này hiển thị giao diện để bạn lựa chọn cách sắp xếp màn hình video khi dạy trực tuyến.

9. Đôi Điều Về Google Meet

Google Meet (trước đây được gọi là Google Hangouts Meet hay GG Meet) là công cụ họp trực tuyến của Google. Bạn có thể tìm thấy nó được liệt kê trong các ứng dụng Google sau khi đăng nhập vào tài khoản Google của mình hoặc tải xuống từ kho ứng dụng trên thiết bị di động.

Google Meet là phiên bản dành cho doanh nghiệp cho nền tảng Hangouts của Google và phù hợp với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Giải pháp này cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video với tối đa 30 người dùng cho mỗi cuộc họp video độ nét cao.

Ứng dụng cho phép người dùng tham gia các cuộc họp được lên lịch trước từ các sự kiện lịch, chọn liên kết, nhập mã cuộc họp và thậm chí quay số từ điện thoại của họ nếu lời mời bao gồm số điện thoại. Google Meet tích hợp với các phiên bản G-Suite của Google Calendar và Gmail, đồng thời hiển thị danh sách đầy đủ những người tham gia và các cuộc họp đã lên lịch. Nó hiển thị nút “Join” để người dùng kết nối với cuộc họp và cung cấp các tùy chọn để tắt tiếng và video trong cuộc họp.

Google Meet cho phép người dùng quay số điện thoại để truy cập cuộc họp, do đó, cho phép người dùng có kết nối Internet chậm hoặc không có kết nối Internet gọi đến. Tuy nhiên, tính năng này chỉ khả dụng cho khách hàng phiên bản G-Suite dành cho doanh nghiệp.

Trong một tweet vào tháng 3 năm 2021, Google tuyên bố sẽ không giới hạn thời lượng cuộc gọi ở mức 60 phút cho người dùng Google Meet miễn phí nữa. Giới hạn này sẽ bắt đầu lại vào ngày 30 tháng 6 năm 2021. Cho đến lúc đó, bất kỳ ai sử dụng phiên bản miễn phí của dịch vụ sẽ có thể tổ chức các cuộc gọi có thời lượng lên đến 24 giờ (Google gọi đây là “không giới hạn”).

Đây là lần thứ hai Google đẩy lùi việc giới hạn cuộc gọi kể từ khi mở dịch vụ cho người dùng miễn phí vào tháng 4 năm ngoái. Giới hạn 60 phút ban đầu dự kiến ​​có hiệu lực vào cuối tháng 9 năm 2020, nhưng thời hạn đó sau đó đã được lùi lại sang tháng 3 năm sau khi tình hình dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm soát.

10. Những Tính Năng Mới Nhất Của Google Meet

Google lưu ý rằng các bản cập nhật mới nhất cho Google Meet sẽ giúp đào sâu và nâng cao trải nghiệm trực tuyến hơn nữa, bất kể mọi người muốn giao tiếp bằng cách nào và ở đâu. Cụ thể, công ty đã công bố sự xuất hiện của các tính năng và giao diện người dùng mới được cung cấp bởi các dịch vụ AI mới nhất của Google.

Tạo trải nghiệm cuộc họp phong phú hơn

Tiếp tục lộ trình đổi mới liên tục trong năm qua, từ tự động tạo phụ đề trực tiếp đến kiểm soát mức độ tương tác mới dành cho sinh viên và các nhà giáo dục, Google hiện đang triển khai giao diện người dùng mới. Bắt đầu từ tháng 5 năm 2021, người dùng laptop và máy tính để bàn sẽ được tận hưởng giao diện người dùng mới với nhiều tính năng dễ truy cập.

Cung cấp Meet for Web mới bao gồm cập nhật nguồn cấp dữ liệu video, các tính năng xem và thuyết trình cũng như những giải pháp để giảm bớt sự mệt mỏi trong cuộc họp. Ví dụ, bạn có thể chọn cách xem chính mình trong cuộc họp video hoặc xóa hoàn toàn luồng video của bạn khỏi màn hình. Cũng sẽ có một cài đặt để cho phép xóa nguồn cấp dữ liệu của riêng mình trên tất cả các cuộc trò chuyện Google Meet.

Để cải thiện sự tự tin của người thuyết trình trong các cuộc họp, Google đã thêm tính năng ghim và bỏ ghim được cải tiến. Khi một tile dành cho việc thuyết trình được bỏ ghim, tile này sẽ giảm xuống cùng kích thước với các tile khác, cho phép xem cuộc hội thoại tốt hơn.

Trong những tháng gần đây, Google cũng đã tung ra một loạt bản cập nhật cho các thiết bị Android và iOS, chẳng hạn như khả năng thay thế nền và tạo cuộc thăm dò ý kiến ​​cho Meet. Trong tương lai, công ty sẽ thêm tính năng thay thế nền video để giúp bạn kiểm soát nhiều hơn những gì đang diễn ra sau lưng trong một cuộc họp.

Hỗ trợ các cuộc họp với Google AI

Theo Google, ưu tiên của trải nghiệm Meet là tạo ra các cuộc họp chất lượng cao, bất kể người dùng đang ở đâu hay sử dụng thiết bị nào. Để cải thiện cuộc gọi video cho những nhân viên phải thường xuyên di chuyển, nhóm phát triển hiện đang khởi động việc áp dụng Data Saver. Đây là một tính năng làm giảm mức sử dụng dữ liệu trên mạng di động, giúp hạn chế chi phí dữ liệu cho những người làm việc trong môi trường di động.

Vào năm 2020, Google đã giới thiệu chế độ ánh sáng thấp cho Meet trên thiết bị di động, sử dụng AI để tự động điều chỉnh trải nghiệm video nhằm giúp người dùng dễ nhìn hơn trong môi trường tối. Giải pháp web của Google Meet hiện tự động phát hiện khi bạn có vẻ như đang ở trong môi trường tối và tăng cường độ sáng để tăng khả năng hiển thị. Tính năng Light Adjustment này sẽ được tung ra cho tất cả người dùng trong vài tuần tới.

Ngoài ra, chức năng Autozoom sẽ hỗ trợ người khác nhìn thấy bạn rõ ràng hơn trong các cuộc họp bằng cách sử dụng AI để phóng to và cải thiện vị trí của bạn trước camera. Nếu bạn di chuyển trong cuộc họp, hệ thống thông minh sẽ tự động điều chỉnh để giữ cho mọi người tập trung vào khuôn mặt của bạn.

Google cho biết họ sẽ tiếp tục phát hành những cải tiến mới trong Google Meet để mang mọi người đến gần nhau hơn.

11. Google Meet Có Filter Không

Tương tự như Facebook, Google Meet cũng được trang bị tính năng filter giúp người dùng có thể sử dụng được những hiệu ứng khuôn mặt bắt mắt thay cho khuôn mặt của mình, thay đổi giao diện ở trên màn hình gọi giúp cuộc gọi trở nên thu hút, hấp dẫn hơn.

Hiện tại, filter trên Google Meet chỉ áp dụng trên phiên bản điện thoại Android, iOS, mà chưa áp dụng trên máy tính. Nếu muốn thì bạn cần cài đặt tính năng này. Cùng tham khảo chi tiết hướng dẫn sử cách dùng filter trên Google Meet dưới đây.

Hướng Dẫn Dùng Filter Trên Google Meet Trên Máy Tính

Điều kiện: Cài tiện ích Filter và Sticker cho Google Meet TẠI ĐÂY

Bước 1: Bạn truy cập vào đường link tải filter ở trên. Bạn nhìn vào góc trên bên phải, click vào “Thêm vào Chrome”

Lúc này, bạn click “Thêm tiện ích” rồi chờ quá trình cài đặt công cụ filter này hoàn tất.

Bước 2: Mở Google Meet trên trình duyệt rồi tham gia vào lớp học, họp online. Tiếp đó, ở góc trên bên trái, bạn nhấn vào biểu tượng dấu cộng như hình ở thanh công cụ Filter for Meet.

Bước 3: Một loạt filter hiện ra, bạn chọn và click vào filter mà bạn muốn thay.

Còn nếu muốn sử dụng sticker thì bạn nhấn biểu tượng ở bên cạnh filter như hình dưới.

Lúc này, bạn cũng làm như chọn filer để thay, bạn click vào sticker bạn thích rồi chờ sticker hiển thị là được.

Hy vọng với chia sẻ trên đây về hướng dẫn dùng filter trên Google Meet trên máy tính, trên điện thoại, các bạn có thể thay filter, sticker dễ dàng hơn. Nếu bạn còn thắc mắc gì về Google Meet thì cùng để lại bình luận ở bài viết phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

12. Google Meet Có Record Không

Khi dịch Covid-19 bùng phát, cả thế giới thực sự phải tìm cách thích nghi và chuyển đổi sang cách làm việc, học tập mới. Đó là online từ xa.

Google Meet là phần mềm họp, học online chất lượng không kém Zoom. Tuy nhiên, so với Zoom, Meet an toàn hơn về độ bảo mật và “thân thiện” với người dùng Google hơn.

Google Meet cung cấp cho người dùng gần như đủ mọi tính năng của Zoom. Bạn có thể mở một phiên làm việc học online trên Meet ngay tại trình duyệt web hoặc cài app riêng cho Windows, iOS, Android. Google Meet cũng cho phép người dùng chia sẻ màn hình, ghi âm, thậm chí quay video cuộc họp. Bạn có thể dùng mọi tính năng cơ bản của Meet miễn phí, bao gồm cả mã hóa end-to-end.

Như đã nói ở trên, Google Meet cho phép người dùng quay cả video màn hình. Đây là tính năng thực sự tuyệt vời, giúp cả chủ cuộc họp/học online lẫn người tham gia có thể xem lại nội dung sau đó. Cách record trên Google Meet không quá khó. Nếu chưa biết cách, mời bạn tham khảo hướng dẫn ghi màn hình Google Meet dưới đây.

Yêu cầu

  • Tài khoản G Suite
  • Dung lượng trống trong tài khoản Google Drive
  • Là người tổ chức cuộc họp/học online/hội thảo

Bắt đầu quay video trên Google Meet

Bắt đầu ghi hình trong Google Meet khá đơn giản, bạn chỉ cần làm như sau:

Bước 1: Tham gia một cuộc họp/học/hội thảo online trên Google Meet qua link mời, sự kiện trên lịch hoặc mã liên quan. Sau đó, click icon menu 3 dấu chấm ở góc phải dưới màn hình và chọn Record Meeting.

Bước 2: Xác nhận lựa chọn bằng cách click Accept trong Ask for consent. Sau đó, một thông báo sẽ được gửi tới toàn bộ thành viên rằng bạn đang bắt đầu quay video buổi họp online.

Bạn có thể quay lại toàn bộ sự kiện xảy ra trong cuộc họp online để xem lại bất cứ khi nào muốn

Cách dừng ghi hình trên Google Meet

Bước 1: Click menu 3 dấu chấm ở góc phải phía dưới màn hình và chọn Stop Recording.

Bước 2: Xác nhận lựa chọn bằng cách click Stop Recording trong hộp thoại xác nhận hiện ra.

Hoạt động ghi hình sẽ dừng lại và một email kèm link tới file đã lưu sẽ được gửi tới người tổ chức họp và cả bạn. Nếu đó là một sự kiện được đánh dấu trên lịch thì bạn cũng sẽ thấy link này trên đó.

Vị trí lưu bản ghi

Bản ghi cuộc họp/hội thảo/học online qua video trên Google Meet sẽ được lưu vào thư mục Meet Recordings trong Google Drive của người tổ chức.

Nội dung có thể quay lại trên Google Meet
Chỉ người nói chính và bài thuyết trình được ghi lại. Tất cả thành viên khác nằm ngoài phạm vi ghi hình, dù họ có được ghim tại vị trí đầu. Ngoài ra, cửa sổ hay thông báo mà bạn nhận hoặc mở trong khi diễn ra cuộc họp cũng không được ghi lại. Hiện tại, Google Meet chưa hỗ trợ tính năng ghi hình trên mobile.

Người dùng miễn phí có thể quay màn hình Google Meet?

Điều đó tùy thuộc vào loại phiên bản người dùng miễn phí:

  • Nếu đang dùng tài khoản Google miễn phí, bạn không có sẵn chức năng ghi hình.
  • Nếu dùng tài khoản G-Suite, bạn có thể ghi màn hình Google Meet.

Toàn bộ bản ghi sẽ được lưu trong Google Drive và bạn sẽ nhận được liên kết dẫn tới nó qua email. Nếu cuộc họp được bắt đầu bằng sự kiện trên Google Calendar, link đó cũng sẽ được đính kèm vào lịch của bạn. Nhờ đó, mọi thành viên trong cuộc họp đều có thể truy cập file ghi hình đó dễ dàng.

File quay màn hình trên Google Meet có được mã hóa?

Google Meet được quảng cáo là một trong số phần mềm làm việc từ xa hữu ích nhất hiện nay. Google tuyên bố nó bảo mật và an toàn hơn Zoom. Thực tế, đúng như vậy.

Tuy nhiên, hiện hãng chưa cung cấp chuẩn mã hóa end-to-end trong các phiên làm việc hay bản ghi hình hoạt động trên Meet. Video được bảo mật bằng TLS hay Transport Layer Security. Cấp độ mã hóa này đảm bảo không ai có quyền truy cập dữ liệu chưa được bảo vệ. Bằng cách này, các bản ghi hình trên Meet được chuyển sang hình thức mã hóa mà chỉ có thể được giải mã nếu dùng đúng key.

Cách xem, chia sẻ và tải bản ghi hình trên Google Meet

Đầu tiên, bạn cần truy cập file ghi hình cuộc họp trong Meet Recordings, rồi mở nó hoặc tải về máy.

  • Để phát file ghi hình, click vào nó, rồi nhấn nút Play ở trên cùng. Nếu dung lượng video quá lớn, thời gian tải sẽ lâu hơn.
  • Để chia sẻ file với đồng nghiệp, bạn cần chọn tập tin, rồi nhấn nút Share và thêm người muốn chia sẻ hoặc tạo một link chia sẻ bằng cách click Link.
  • Cuối cùng, nếu muốn tải file video, tới More và nhấn Download.

13. Google Meet Có Bị Giới Hạn Thời Gian Không

Hiện tại, không có giới hạn trên nền tảng. Tuy nhiên, các cuộc họp dành cho người dùng miễn phí có thể sẽ ngắn hơn trong tương lai gần.

Năm ngoái, Google đã phát triển nền tảng họp video, Google Meet, miễn phí cho tất cả mọi người. Trước đây, chỉ người dùng G-Suite (bây giờ, Workspace) mới có quyền truy cập vào nền tảng này. Trong bối cảnh của đại dịch, bước đi của Google được chứng minh là rất quan trọng. Người dùng từ khắp mọi nơi có thể tiếp tục cuộc sống của họ bằng Google Meet.

Cho dù bạn đang họp vì cơ quan, trường học hay gặp gỡ xã hội, Google Meet đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Bạn không cần một ứng dụng riêng và trong hầu hết các trường hợp, bạn thậm chí không cần tạo tài khoản. Rốt cuộc, hầu hết mọi người đều có tài khoản Google.

Khi Google cung cấp dịch vụ miễn phí cho tất cả mọi người, Google cũng không đặt bất kỳ giới hạn thời gian nào đối với các cuộc gọi. Ngay cả những người dùng có tài khoản miễn phí cũng có thể gặp gỡ liên tục trong tối đa 24 giờ (thực tế là một cuộc gọi không giới hạn).

Ban đầu, Google thông báo rằng họ sẽ chấm dứt cuộc gọi không giới hạn cho người dùng miễn phí. Khi Meet miễn phí ra mắt, Google đã lên kế hoạch áp dụng giới hạn thời gian 60 phút vào cuối tháng 9 năm 2020.

Nhưng công ty đã lùi thời hạn đến tháng 3 năm 2021, một lần nữa do đại dịch. Bây giờ, nhiều người dùng đang tự hỏi liệu thay đổi mới này đã có hiệu lực hay chưa. Cuối cùng thì có giới hạn thời gian cho các cuộc gọi trên Google Meet không? Chà, vẫn chưa. Nhưng sẽ sớm có thôi.

Google đã lùi thời hạn từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 một lần nữa. Vì vậy, người dùng miễn phí vẫn có thể gặp gỡ liên tục trên Google Meet với các cuộc gọi không giới hạn (tối đa 24 giờ) cho đến cuối tháng này.

Google đã thông báo về việc lùi thời hạn này trên Twitter.

Sau khi hết khoảng thời gian này, nếu công ty không đẩy lùi thời hạn nữa – điều mà bây giờ có vẻ khó xảy ra-người dùng miễn phí sẽ có giới hạn thời gian là 60 phút cho các cuộc gọi trên Google Meet.

Người dùng Google Workspace sẽ vẫn có thể tận hưởng các cuộc gọi điện video không giới hạn trên nền tảng này.

Giới hạn thời gian hoạt động như thế nào trong Google Meet?

Giới hạn thời gian là 60 phút không có nghĩa là người dùng miễn phí sẽ chỉ có thể gặp gỡ trên Google Meet tối đa 60 phút mỗi ngày. Có nghĩa là họ chỉ có thể gặp nhau không bị gián đoạn trong 60 phút. Sau khi hết thời gian, cuộc gọi sẽ tự động ngắt kết nối và bạn sẽ phải bắt đầu một cuộc họp mới và thực hiện lại tất cả các vòng một lần nữa (mời người khác và thừa nhận họ tham gia cuộc gọi).

Giới hạn thời gian dành cho tài khoản miễn phí chỉ áp dụng trong các cuộc họp do chủ sở hữu tài khoản miễn phí tổ chức. Khi người dùng rảnh tham gia các cuộc họp do người dùng Google Workspace tổ chức, họ sẽ không bị ngắt kết nối khỏi cuộc gọi sau một giờ.

Google Meet là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với những người khác, bất kể bạn đang sử dụng loại tài khoản nào. Google cũng đã không ngừng bổ sung các tính năng mới để làm cho trải nghiệm thậm chí còn siêu thực hơn.

Cho dù bạn đang bắt đầu cuộc họp cho các buổi làm việc, lớp học hay buổi xem phim, hãy tận hưởng các cuộc gọi không giới hạn với tất cả các tính năng mà nó cung cấp trong khi chúng kéo dài. Sau đó, bạn phải làm quen với nhiều phiên ngắn hơn hoặc bạn có thể trở thành người dùng trả phí.

14. Google Meet Có Quay Màn Hình Được Không

Để hỗ trợ tốt hơn cho việc giảng dạy online trong mùa vi-rút COVID-19. Mới đây phần mềm Google Meet đã cập nhật thêm 1 số tính năng bao gồm:

  • Tăng giới hạn số lượng người tham gia lên 250 người/cuộc gọi video
  • Ghi lại cuộc gọi video

Trong bài viết này Phòng CNTT xin hướng dẫn Thầy/Cô dùng chức năng ghi lại cuộc gọi video để ghi lại buổi học.

Trước khi bắt đầu buổi học Thầy/Cô bật chức năng ghi lại buổi học bằng cách vào mục tùy chọn sau đó click chọn ghi lại cuộc họp

sau khi click vào ghi lại cuộc họp hệ thống hiện thông báo yêu cầu đồng ý thầy cô vui lòng click vào chấp nhận

Thầy/Cô chờ tầm 5s sẽ xuất hiện biểu tượng ghi hình nằm phía trên cùng bên trái báo hiệu hệ thống bắt đầu ghi.

Sau khi kết thúc buổi học Thầy/Cô tắt chức năng ghi bằng cách vào mục tùy chọn và click vào Dừng ghi

Một bảng thông báo xác nhận dừng ghi lại buổi học này thầy cô vui lòng click vào Dừng ghi

Sau khi kết thúc việc ghi hệ thống sẽ biên tập lại thành file video. Và khi đã hoàn thành Google sẽ lưu file video này vào 1 thư mục Google tự tạo trên Google Drive của tài khoản Thầy/Cô dùng để tạo buổi học. Đồng thời Google cũng gửi 1 email thông báo đến Thầy/Cô

15. Google Meet Có Background Không

Google Meet có tùy chọn đổi background để thay đổi phông nền video với những phông nền có sẵn hoặc lựa chọn hình ảnh từ trên máy tính, điện thoại để làm phông nền Google Meet. Ngoài tùy chọn đổi background Google Meet thì người dùng cũng có lựa chọn làm mờ nền Google Meet nếu không muốn dùng phông nền đằng sau.

Việc dùng phông nền Google Meet sẽ giúp chúng ta che được cảnh thật ở đằng sau, hạn chế để lộ những cảnh vật bạn không muốn hiển thị trên màn hình khi tham gia Google Meet ngoài việc dùng filter trên Google Meet.

Bước 1:

Tại giao diện trên Google Meet điện thoại bạn tạo cuộc họp như bình thường.

Bước 2:

Trong giao diện họp tại video nhỏ dưới góc màn hình bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng hình nền như dưới đây. Nhấn vào biểu tượng này để chọn background khi học online trên Google Meet.

Lúc này chúng ta sẽ nhìn thấy các tùy chọn hình nền cho Google Meet để sử dụng. Bạn nhấn vào hình nền muốn sử dụng để học online Google Meet.

Bước 3:

Hình nền sẽ che đi cảnh vật thật và thay thế bằng hình nền mà chúng ta đã chọn. Hình ảnh của bạn sẽ hiển thị đè lên hình nền. Có rất nhiều chủ đề hình nền để chúng ta lựa chọn. Nếu không muốn dùng hình nền thì nhấn vào biểu tượng hình tròn gạch chéo ở đầu danh sách là được.

Bước 4: Để lấy ảnh trong điện thoại làm background, chúng ta nhấn vào dấu cộng và chọn ảnh muốn làm background cho Google Meet.

16. Google Meet Có Ghi Âm Không

Sau thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ trong lĩnh vực làm việc từ xa, việc sử dụng các cuộc gọi điện video để đưa ra các quyết định về công việc và cộng tác trong một nhóm đã phát triển rất nhiều. Trong trường hợp này, một trong những nền tảng được sử dụng nhiều nhất là Google Meet, được nhiều công ty trên thế giới sử dụng cho cả công việc lẫn lớp học và các nhiệm vụ tương tự.

Một ý tưởng thú vị đi qua khả năng ghi âm cuộc gọi. Bằng cách này, có thể tham khảo nội dung của họ sau này, và do đó không bỏ sót bất cứ thứ gì, ngoài ra có thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào. Theo nghĩa này, ngoài các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như tùy chọn ghi lại màn hình máy tính, có thể là một ý kiến ​​hay khi sử dụng chức năng mà Google bao gồm, vì vậy chúng tôi chỉ cho bạn cách bạn có thể dễ dàng lấy được nó.

Google Meet: để bạn có thể dễ dàng ghi lại cuộc họp

Như chúng tôi đã đề cập, khi sử dụng công cụ Google Meet để gặp gỡ, có một tùy chọn mà bạn có thể nhận được bản sao hoàn chỉnh của cuộc trò chuyện để sử dụng sau này. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là Bạn phải là quản trị viên cuộc họp để bắt đầu ghi hoặc là giáo viên trong trường hợp có giấy phép giáo dục.

Một trong những yêu cầu cơ bản khác khi bắt đầu ghi lại Google Meet là dựa trên giấy phép Google Workspace. Để ghi âm cuộc gọi, công ty hoặc trung tâm giáo dục của bạn phải có một trong các giấy phép sau: Thông tin cơ bản, Tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp, Tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp, Thông tin cơ bản về doanh nghiệp, Tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp, Enterprise Plus, Cơ bản về giáo dục hoặc Education Plus.

Bằng cách này, nếu cả hai yêu cầu được đáp ứng, có thể bắt đầu ghi âm cuộc gọi. Để làm được điều này, bạn phải nhấn một lần trong cuộc họp vào 3 điểm xuất hiện ở phần dưới bên trái, sau đó trong menu thả xuống, hãy chọn chức năng “ghi lại cuộc họp”. Khi làm như vậy, bạn phải lưu ý rằng những người tham gia sẽ nhận được thông báo và bạn có thể kết thúc quá trình ghi bất kỳ lúc nào từ chính trang web này. Sau đó, tập tin sẽ được xử lý và bạn có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào.

16. Google Meet Có Share Màn Hình Được Không

Những lợi ích khi chia sẻ màn hình Google Meet trong lúc học tập và làm việc:

  • Tất cả thành viên tham gia Google Meet đều có thể nhìn thấy tài liệu bạn chia sẻ.
  • Chia sẻ màn hình trên Google Meet trên máy tính, điện thoại trong lúc học và làm việc giúp cho thầy, cô giáo chia sẻ bài giảng đến học sinh
  • Ngược lại, học sinh cũng có thể chia sẻ bài tập của mình đến với bạn bè và thầy cô.

Hướng dẫn chia sẻ màn hình Google Meet

Bước 1: Đầu tiên, thầy cô giáo tạo lớp học trên Google Meet và yêu cầu học sinh tham gia lớp học trên Google Meet.

Sau khi đầy đủ học, để chia sẻ màn hình, chỉ cần nhấn biểu tượng Trình bày ngay.

Bước 2: Màn hình sẽ hiển thị 3 tùy chọn sau:

  • Toàn bộ màn hình của bản: Bạn có thể chia sẻ toàn bộ nội dung hiển thị trên màn hình máy tính của mình.
  • Một cửa sổ: Bạn có thể tùy chọn 1 cửa sổ trình duyệt đang mở trên máy tính để chia sẻ.
  • Một thẻ: Bạn chọn 1 tab đang mở trên máy tính để chọn chia sẻ video hoặc hình ảnh động.

Bước 3: Bạn có thể chọn 1 trong 3 tùy chọn trên và chọn nội dung chia sẻ, nhấn vào nội dung muốn chia sẻ và chọn Chia sẻ bên dưới.

Bước 4: Khi đó, nội dung bạn muốn chia sẻ được truyền đến người tham gia trên Google Meet.

Nếu bạn muốn dùng chia sẻ màn hình, nhấn chọn Dừng chia sẻ màn hình

17. Google Meet Có An Toàn Không

Việc đảm bảo an toàn cho bạn trong môi trường mạng có nghĩa là bảo vệ thông tin và tôn trọng quyền riêng tư của bạn. Đó là lý do tại sao trong mỗi sản phẩm Google tạo ra, chúng tôi luôn chú tâm đến việc bảo mật thông tin của bạn, xử lý thông tin một cách có trách nhiệm và giúp bạn nắm quyền kiểm soát. Đội ngũ của chúng tôi nỗ lực từng ngày để đảm bảo các sản phẩm của Google an toàn bất kể bạn đang làm gì — duyệt web, quản lý hộp thư đến của bạn hay nhận thông tin chỉ đường.

Chúng tôi sử dụng các biện pháp bảo mật đẳng cấp thế giới để bảo vệ thông tin của bạn. Bạn luôn có thể kiểm soát các chế độ cài đặt quyền riêng tư trong Tài khoản Google của mình.

Một trải nghiệm hữu ích và phù hợp hơn với bạn

Khi bạn sử dụng Google Meet, chúng tôi sẽ xử lý một số dữ liệu để mang lại cho bạn trải nghiệm tốt hơn về sản phẩm. Thông tin của bạn vẫn được bảo mật. Bạn luôn có thể kiểm soát các chế độ cài đặt quyền riêng tư trong Tài khoản Google của mình.

Nội dung của bạn được lưu trữ an toàn

Khi bạn thay đổi phông nền của cuộc họp trong Google Meet, thực hiện cuộc thăm dò ý kiến hoặc ghi lại cuộc họp, dữ liệu này được lưu trữ an toàn trong các trung tâm dữ liệu đẳng cấp thế giới của chúng tôi. Dữ liệu được mã hóa trong khi truyền cũng như khi lưu trữ.

Meet sử dụng hàng loạt biện pháp an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho các cuộc họp video của bạn. Trong đó có các biện pháp kiểm soát chống xâm nhập dành cho cả cuộc họp video trên web lẫn cuộc họp quay số qua điện thoại.

Tài khoản Google của bạn tích hợp sẵn tính năng bảo mật được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa như tin nhắn rác, lừa đảo và phần mềm độc hại. Hoạt động của bạn được lưu trữ theo các phương thức và tiêu chuẩn ngành nghiêm ngặt.

Tên, địa chỉ email và số điện thoại của bạn sẽ giúp đồng bộ hóa dữ liệu

Để lưu trữ các lựa chọn ưu tiên của bạn và giúp bạn đăng nhập, chúng tôi lưu tên và địa chỉ email của bạn.

Để giúp bạn biết ai đang tham gia cuộc họp, chúng tôi lưu số điện thoại của những người dùng khác gọi qua điện thoại và hiển thị số trong cuộc họp.

Thông tin của bạn giúp bạn tạo và quản lý Tài khoản Google của mình

Để giúp bạn tạo một Tài khoản Google hoàn toàn mới, chúng tôi sẽ thu thập tên và số điện thoại của bạn. Khi quản lý Tài khoản Google của mình, bạn có thể chọn cung cấp địa chỉ thực, tải danh bạ lên hoặc thêm ảnh hồ sơ.

Meet sử dụng dữ liệu để mang đến cho bạn trải nghiệm tốt hơn
Để cung cấp các dịch vụ như phụ đề trực tiếp và lọc lời mời không mong muốn, chúng tôi xử lý nội dung của bạn. Đối với phụ đề trực tiếp, dữ liệu âm thanh tạm thời được gửi đến máy chủ chép lời của Google, nhưng không liên kết với bất kỳ thông tin nhận dạng người dùng nào và cũng không được lưu trữ vĩnh viễn.

Để cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của Meet, đồng thời giúp khắc phục sự cố có thể xảy ra khi bạn sử dụng Meet, chúng tôi thu thập dữ liệu về hiệu suất cũng như số liệu phân tích sự cố. Chúng tôi cũng lưu thông tin này để giúp ngăn chặn hành vi lạm dụng dịch vụ của chúng tôi và để phân tích.

Google Meet không sử dụng nội dung của bạn cho hoạt động quảng cáo

Chúng tôi không sử dụng thông tin trong các ứng dụng mà bạn chủ yếu lưu trữ nội dung cá nhân, bao gồm cả Meet, cho mục đích quảng cáo.

Nắm quyền kiểm soát nội dung bằng các chế độ cài đặt dễ sử dụng

Bạn có quyền quyết định nội dung được chia sẻ và người được bạn chia sẻ nội dung đó

Nội dung bạn chia sẻ trên Meet, chẳng hạn như tệp đính kèm và bảng trắng, cũng như mọi bản ghi cuộc họp đều ở chế độ riêng tư đối với bạn và những người tham gia cuộc họp của bạn. Tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của tính năng chia sẻ và cộng tác trong Meet

Google tôn trọng quyền riêng tư của bạn. Chúng tôi chỉ truy cập nội dung riêng tư của bạn khi bạn cho phép hoặc theo yêu cầu của luật pháp. Thông qua Báo cáo minh bạch của Google, chúng tôi chia sẻ dữ liệu về tác động của những chính sách và hành động của các chính phủ và tập đoàn đối với quyền riêng tư, tính bảo mật và quyền truy cập thông tin.

Nếu bạn có tài khoản công việc hoặc tài khoản trường học thì tổ chức của bạn có thể xem lại nhật ký ghi lại những việc mà Google làm khi truy cập nội dung. Tìm hiểu cách xem nhật ký thông qua tính năng Thông tin minh bạch về việc truy cập. Tìm hiểu cách Google bảo vệ quyền riêng tư và sự bảo mật cho tổ chức của bạn.

Kiểm soát nhật ký tìm kiếm của bạn

Nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm sự trợ giúp trong Google Meet, chúng tôi lưu trữ một số cụm từ tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp.

Để xem lại hoặc quản lý nhật ký tìm kiếm trên Google Meet, hãy sử dụng trang Hoạt động của tôi.

Đồng bộ hóa các dịch vụ bạn sử dụng với vị trí của bạn

Để tìm hiểu mức độ liên quan giữa vị trí địa lý với việc bạn trải nghiệm sản phẩm, như khi bạn gửi ý kiến phản hồi cho Google và để giữ an toàn cho tài khoản của bạn, như khi chúng tôi nhận thấy bạn đăng nhập ở một vị trí mới, chúng tôi sẽ lưu một số thông tin vị trí.

18. Google Meet Có Bị Lật Camera Không

Google Meet không phản chiếu hoặc lật video cho khán giả, ngay cả khi nó hiển thị cho bạn hình ảnh phản chiếu trong bản xem trước. Vì vậy, không cần phải lật nó mỗi lần xem để điều chỉnh chế độ xem. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự cần lật hoặc phản chiếu video của mình trên Google Meet vì lý do nào đó, hướng dẫn này sẽ giúp bạn.

Google Meet có camera lật không?

Có và không. Google Meet thực hiện lật nguồn cấp dữ liệu Camera nhưng có một điểm khó khăn – nó chỉ phản chiếu video trong bản xem trước được hiển thị cho bạn, khán giả sẽ nhìn thấy chế độ xem không chỉnh sửa. Google Meet thực hiện điều này để mọi người có thể xem bản xem trước video khi họ nhìn thấy trong gương mà không quá chói tai đối với họ.

Tuy nhiên, Google Meet không lật video cho người dùng cuối. Điều này có nghĩa là ngay cả khi văn bản và các mục trong bản xem trước video có thể được lật cho bạn, chúng vẫn được hiển thị theo hướng chính xác cho những người tham gia cuộc họp.

Đây là một lợi ích tuyệt vời cho các giáo viên và giảng viên sử dụng Google Meet để truyền đạt các khái niệm quan trọng cho những người tham gia cuộc họp của họ. Điều này thường liên quan đến việc sử dụng Bảng trắng và biểu đồ có thể mất ý nghĩa nếu chúng được lật trong video.

Tại sao tôi nhìn thấy một Camera được phản chiếu?

Giống như hầu hết các smartphone và webcam, Google tự động lật bản xem trước video cho bạn. Đây là một xu hướng đang diễn ra trong thập kỷ gần đây liên quan nhiều đến sự phổ biến của ảnh tự chụp và sự ra đời của camera selfie chuyên dụng trên smartphone.

Con người đã quen với việc nhìn thấy hình ảnh bị lật của họ do việc sử dụng gương thật trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Hầu hết chúng ta thường nhìn vào hình ảnh được lật của mình, vì vậy việc nhìn thấy một hình ảnh không được chỉnh sửa của chính mình thường có thể gây khó chịu cho nhiều người dùng.

Để chống lại trải nghiệm chói tai này và để cung cấp một môi trường thân thiện với ảnh tự chụp và thẩm mỹ hơn, các công ty bắt đầu phản chiếu các bản xem trước video trên smartphone để chúng giống như một tấm gương hàng ngày. Xu hướng này đã sớm bắt đầu và hiện hầu như có sẵn trong mọi dịch vụ quay video từ bất kỳ thiết bị điện tử nào, có thể là smartphone, máy tính bảng, laptop hoặc Camera chuyên dụng.

19. Google Meet Có Chia Nhóm Được Không

Tháng 11/2020 Google đã ra mắt tính năng Breakout rooms trong Google Meet cho khách hàng Google Workspace for Education. Tính năng này nó giúp các lớp học online hoặc cuộc họp của bạn hiệu quả hơn, cho phép người kiểm duyệt chia những người tham gia cuộc họp thành các nhóm nhỏ hơn.

Tính năng Breakout Rooms ( chia nhóm ) trong Google Meet giúp tạo 1 hoặc nhiều video call riêng biệt trong video chính, nơi mỗi nhóm không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy các nhóm khác.Tạo điều kiện cho việc dạy và học từ xa thông qua các ứng dụng công nghệ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tạo breakout rooms trong Google meet chỉ mất một phút và có thể thay đổi cách bạn nghĩ về các cuộc meeting trực tuyến. Dưới đây Adtimin sẽ hướng dẫn cụ thể cùng theo dõi nhé.

Cách tạo breakout rooms trong Google Meet (với tư cách là người kiểm duyệt)

Bạn có thể tạo tối đa 100 breakout rooms trong Google Meet.

1. Bắt đầu video call trong Google Meet.

2. Nhấp vào biểu tượng “Activities” (biểu tượng hình tròn, hình vuông và hình tam giác) ở góc trên cùng bên phải.

3. Nhấp “Breakout rooms.”

4. Nhấp vào biểu tượng bút chì “Edit” và chọn số lượng breakout rooms bạn muốn tạo.

5. Những người tham gia sau đó được phân bổ khắp các phòng. Người kiểm duyệt có thể di chuyển mọi người đến các phòng khác nhau bằng cách nhập tên của ai đó vào phòng hoặc nhấp và kéo vào đó. Nút trộn sẽ trộn các nhóm một cách ngẫu nhiên.

6. Nhấp vào “Open Rooms” ở dưới cùng bên phải để kích hoạt các phòng.

Bạn cũng có thể đặt hẹn giờ cho breakout rooms bằng cách truy cập đầu bảng điều khiển và nhấp vào biểu tượng đồng hồ cát. Bạn có thể thay đổi hoặc loại bỏ bộ hẹn giờ bất kỳ lúc nào.

20. Google Meet Có Cần Gmail Không

Google Meet có sẵn cho người dùng G Suite (trong giáo dục, kinh doanh…). Nếu bạn là người dùng G Suite, bạn có thể tạo lớp học để người khác tham gia. Nếu chỉ có tài khoản Gmail cá nhân, bạn chỉ có thể tham gia cuộc họp mà người khác tạo.

Tuy nhiên, hiện Google đang miễn phí truy cập tính năng cao cấp của Google Meet mùa dịch Covid-19. Bạn có thể tham khảo: Kích hoạt Google Hangouts Meeting miễn phí trên G Suite

1. Mở Gmail bằng cách vào Gmail.

2. Trong thanh bên, chọn Start a meeting.

Lưu ý: Nếu bạn không thấy tùy chọn này thì hãy liên hệ với quản trị viên G Suite của mình.

3. Trong cửa sổ Meet, chọn tùy chọn tham gia cuộc họp.

  • Nếu tham gia bằng máy tính, bạn có thể tùy chọn bật / tắt webcam, audio và ấn Join now.
  • Nếu tham gia sử dụng điện thoại để nghe âm thanh, click vào Join and use a phone for audio và sau đó làm theo lời nhắc trên màn hình. Khi sử dụng lựa chọn này, bạn vẫn có thể dùng máy tính để quay video.

4. Khi bạn đang ở trong cuộc họp, có thể thêm người khác vào cuộc họp của mình:

  • Để chia sẻ mã cuộc họp với ai đó, nhấp vào Copy joining info sau đó gửi cho người khác.
  • Nếu muốn mời ai đó bằng cách gửi email cho họ, nhấp vào Add people, nhập tên hoặc địa chỉ email của họ, nhấp vào Send invite.
  • Nếu muốn mời ai đó tham gia cuộc họp bằng điện thoại, click Add people sau đó click Call và nhập số điện thoại.

21. Google Meet Có Đổi Tên Được Không

Google Meet cho phép bạn tùy ý đổi tên hiển thị và ảnh đại diện, tuy vậy, Meet được liên kết thẳng với tài khoản Google của bạn, do đó bạn phải đổi tên và ảnh đại diện trực tiếp trên tài khoản Google. Thay đổi này cũng sẽ áp dụng lên các dịch vụ khác của Google như Drive, Photo và Gmail.

Cách thay đổi tên trên Google Meet từ trình duyệt web

Cách nhanh nhất và dễ nhất để thay đổi tên trên Google Meet là từ trình duyệt web và bạn có thể thực hiện việc này trong bất kỳ trình duyệt web nào bạn sử dụng.

1. Truy cập tài khoản Google (Thường là Gmail) và đăng nhập vào tài khoản (nếu cần).

2. Chọn Personal Info

3. Trong Name, hãy chọn mũi tên hướng sang phải.

4. Nhập họ và/hoặc tên mới của bạn vào các trường được cung cấp.

22. Google Meet Có Kết Nối Tivi Được Không

Dưới đây sẽ là cách kết nối Google Meet với tivi để học và họp online trên màn hình lớn được thuận tiện nhất.

Cách kết nối Google Meet với tivi để học và họp online trên màn hình lớn như thế nào?

Bạn có thể đưa màn hình máy tính lên tivi hay các máy chiếu màn hình lớn với Google Chromecast. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Bạn cài đặt Google Chromecast hoặc sử dụng TV có tích hợp sẵn Chromecast.

Bước 2: Trên máy tính, bạn sử dụng trình duyệt Chrome để truy cập vào cuộc họp.

Bước 3: Click chuột vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc dưới bên phải màn hình, và chọn Truyền cuộc họp này .

Bước 4: Chọn Chromecast để chuyển toàn bộ màn hình cuộc gọi lên TV.

0 / 5 - (0 Đánh Giá)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
.
.
.
.